Tại sao tiếp viên hàng không phải vào buồng lái khi phi công đi vệ sinh? Lý do thật b:ất ng:ờ

0
71

Để đảm bảo an ninh cho chuyến bay, luôn phải hơn 1 người trong buồng lái nhằm đảm bảo sự an toàn cho chuyến bay và tính mạng của hàng trăm con người.

Tiếp viên vào buồng lái của phi công để làm gì?

Trong chuyến bay, khi một trong hai phi công cần rời vị trí để tới nhà vệ sinh, phải có một tiếp viên hàng không đi vào buồng lái và đợi ở đó cho đến khi phi công quay lại. Điều này nhằm đảm bảo quy tắc trong mọi thời điểm của chuyến bay, phải có ít nhất 2 người trong buồng lái, tránh tình huống phi công còn lại trong khoang lái khoá trái cửa và khống chế máy bay.

tiep-vien

Ngoài chuyện đi vệ sinh, chỉ cần một trong 2 phi công rời buồng lái với bất cứ lý do gì – đi uống nước hay nghỉ ngơi một chút, một tiếp viên hàng không sẽ phải vào cùng phi công còn lại. Đây là quy trình được thực hiện chặt chẽ trên hầu hết các chuyến bay thương mại.

Những quy định đặc biệt với phi công

Một quy định khác đối với phi công là không được để râu. Lệnh cấm này nhằm đảm bảo sự an toàn cho chuyến bay và tính mạng của hàng trăm con người. Khi máy bay có sự cố hoặc xảy ra các tình huống khẩn cấp khác, phi công là người cần giữ sự tỉnh táo, khỏe mạnh nhất để điều khiển máy bay, ứng phó kịp thời và chính xác, hiệu quả với các tình huống xấu, bất ngờ, có như vậy mới có thể cứu sống hàng trăm sinh mạng trên máy bay. Khi phi công cần sử dụng mặt nạ dưỡng khí, bộ râu có thể khiến chiếc mặt nạ không thể ôm khít với gương mặt, nguy cơ mất an toàn sẽ tăng cao.

phi-cong-di-ve-sinh

Không chỉ cạo râu, để đảm bảo mặt nạ dưỡng khí phát huy tối đa hiệu quả, các phi công cũng không được phép đeo bất cứ thứ gì trên mặt có thể cản trở họ đeo mặt nạ đúng cách, gây nguy hiểm cho bản thân và hành khách.

Ngoài ra, phi công cũng không được phép có sẹo. Tiêu chuẩn này bắt nguồn từ điều kiện, môi trường làm việc đặc biệt của họ – thường xuyên phải làm việc ở độ cao hàng chục nghìn mét. Càng lên cao, không khí càng loãng, áp lực càng thấp khiến cơ thể người có xu hướng nở ra. Khi đó, các vết sẹo dù là mới hay cũ đều trở thành điểm yếu trên da, có nguy cơ bị vỡ ra và hở miệng. Vết sẹo càng lớn thì nguy cơ rách da và chảy máu càng lớn.Điều kiện đặc biệt để trở thành phi công.

Khác với nghề tiếp viên hàng không, bằng đại học được xem là điểm mấu chốt để một ứng viên được tham gia các khóa đào tạo trở thành phi công. Điểm đặc biệt nhất của yêu cầu này là các trường dạy lái máy bay không quan trọng bằng cấp của ứng viên thuộc chuyên ngành gì, từ kinh tế, luật sư hay kỹ thuật.

Khi những công việc chuẩn bị hoàn tất, phi công thường phải làm việc liên tục trong buồng lái hàng giờ. Mỗi chuyến bay có thể kéo dài tới vài ngày, và đó là lý do khiến họ cũng như cả phi hành đoàn phải thường xuyên xa nhà.

Doug Morris, một phi công từng làm việc cho hãng hàng không Air Canada gần 18 năm, tâm sự, cuộc sống bên ngoài những chuyến bay của phi công và tiếp viên không khác nhau là bao, ngoại trừ việc lương của đội lái và đội tiếp viên chênh lệch khá lớn. “Lịch bay dài và liên tục trên bầu trời khiến chúng tôi và những thành viên phi hành đoàn khó có thời gian dành cho gia đình, hẹn hò, hay bạn bè.

Việc thường xuyên lưu trú tại khách sạn, chấp nhận hoãn hủy chuyến hay đi về trong đêm khuya một mình là chuyện thường của những người làm nghề hàng không, nhưng nó chẳng dễ chấp nhận chút nào, nhất là khi bạn đã có gia đình.

Mức lương của một phi công lâu năm có thể hơn 170.000 USD/năm, cao hơn so với nghề tiếp viên, và cũng ổn định hơn. Và đôi khi, việc bạn là phi công của một hàng hàng không 5 sao hay một hàng bay giá rẻ không quyết định mức lương mà bạn được nhận, bởi sự khác biệt là không đáng kể”.

LEAVE A REPLY