Khi ai đó vay tiền, hãy học cách người có chỉ số IQ cao sẽ ứng xử để vừa không mất tiền, vừa không mất tình nghĩa

0
291

Trong cuộc sống, ai trong chúng ta cũng có những mối quan hệ khác nhau. Chúng ta có những người bạn, gia đình, người thân. Một số người bạn đáng để bạn kết giao và một số người bạn chỉ là thoáng qua, xã giao mà thôi. Một số người kết thân với bạn chỉ để lợi dụng bạn. Khi bạn thực sự cần đến họ, họ sẽ biến mất, không dấu vết.
1Trước tiên, khi ai đó vay tiền của bạn, chúng ta nên xem xét từ về lý do tại sao người đó vay tiền của bạn

Thay vì từ chối thẳng thừng, chúng ta nên hỏi người đó cụ thể tại sao lại vay tiền bạn. Liệu anh/cô ta có thực sự gặp khó khăn hay không. Nếu anh/cô ta vay tiền để ăn uống, tiêu xài, bạn nên cân nhắc không cho vay.

Nhưng nếu vợ/chồng/con họ bị ốm đau hoặc nhập học cần tiền đóng học phí, hoặc mua nhà để chuẩn bị cưới hỏi thì bạn cũng nên co vay tiền theo khả năng của mình. Nếu bạn không đủ tiền để cho anh/cô ấy vay, bạn có thể giới thiệu một vài người mà anh/cô ấy có thể nhờ giúp đỡ.
2Thứ hai, người vay tiền có chịu khó làm ăn không

Khi người ta vay tiền, bạn cũng cần quan tâm đến công việc của người ta. Nếu đó là người nhàn rỗi, không công ăn việc làm, cần tiền để ăn chơi thì bạn không nên cho họ vay. Cách tốt nhất để đối phó với kiểu người này là bạn cũng giả vờ nghèo, gặp khó khăn, không có tiền để giúp đỡ họ.

Ngoài ra, với kiểu người này, bạn không nên giữ liên lạc quá nhiều. Những người nhàn rỗi thường không có việc gì làm, họ thường suy nghĩ tiêu cực và khiến bạn bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ tiêu cực đó.
3Thứ ba, người vay tiền có giữ chữ tín hay không

Một số người khi vay tiền thì nói những lời ngọt ngào, khiến người ta động lòng mà giúp đỡ. Nhưng khi người cho vay cần lấy lại tiền thì họ tỏ ra rất hờ hững hoặc khất lần, hoặc bơ luôn chứ không quan tâm gì đến người đã từng giúp đỡ anh/cô ta nữa. Nếu gặp kiểu người này, tốt nhất bạn không nên cho vay tiền. Nếu mối quan hệ giữa hai người là thân thiết, bạn nên ủng hộ anh/cô ta một chút tiền là đủ.

LEAVE A REPLY