Những người ít nói thường mang lại cho mọi người cảm giác đáng tin cậy, họ làm mọi việc rất chu toàn và sở hữu khả năng quản lý cảm xúc mạnh mẽ. Vậy tại sao lại nên tránh xa họ?
Nhà tâm lý học Carl Jung đã từng phân ra hai loại tính cách hướng ngoại và hướng nội, tương ứng với trong cuộc sống của chúng ta là những người thích nói, bày tỏ ý kiến trong đám đông và những người ít nói, luôn trầm lắng. Rất khó để phân biệt tính cách nào tốt hơn tính cách nào. Nhưng dựa trên kinh nghiệm làm việc và cuộc sống của tôi, nếu bạn chỉ là một người bình thường, xem việc xã giao và hoạt ngôn là một chuyện hiển nhiên cần thiết trong xã hội, thì tôi khuyên bạn nên tránh xa những người nói ít.
Trên thực tế, một người ít nói có hai lý do, một là họ vẫn còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, vì vậy họ cảm thấy lo lắng và choáng ngộp, không biết bản thân nên nói gì, sợ sẽ nói sai. Thứ hai là người có nội tâm sâu sắc, thông minh, họ chỉ nói những gì cần thiết, họ thường im lặng lắng nghe để thăm dò nội tâm của người khác. Từ đó họ có thể đưa ra những phán đoán và quyết định mang tính mũi nhọn.
Những người này tuy ít nói, nhưng một khi họ mở miệng thì sẽ đều rơi vào những thời khắc mấu chốt, hơn nữa lời nói còn rất hùng hồn mạnh mẽ, rất có trọng lượng. Qua lại với những người này, nếu không có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ rất khó thắng được họ.
Theo thống kê liên quan, gần 70% những người thành công trên thế giới đều là những người hướng nội, chẳng hạn như nhà vật lý thiên tài Einstein và thần chứng khoán Warren Buffett. Một ví dụ điển hình hơn là Stephen Jobs, người sáng lập Apple, trừ công việc ra, ông còn có sở thích khác là đọc sách, xem phim và thiền định.
Stephen Jobs cũng từng viết trong cuốn tự truyện của mình rằng ông là một người hướng nội, ít bạn bè, không có đối tác cố định, thậm chí còn rất ít khi liên lạc với gia đình. Nhưng nếu bạn xem các buổi ra mắt sản phẩm của Apple, bạn sẽ thấy rằng khả năng biểu đạt ngôn ngữ của Stephen Jobs rất trơn tru và chặt chẽ. Từ điều này, chúng ta có thể suy ra rằng đối với những người ít nói, họ không thiếu khả năng giao tiếp với mọi người, họ chỉ là không thích loại giao tiếp vô nghĩa trôi nổi trên bề mặt mà thôi.
Nhiều người hướng ngoại tự hào về khả năng hoạt ngôn của mình, hầu như đối với ai họ cũng có thể dễ dàng kết bạn. Nhưng có nhiều lúc, chúng ta sẽ phát hiện những người hoạt ngôn thường có tính cách không ổn định bằng những người ít nói, nội tâm của họ thiếu vững vàng hơn.
Nhà tâm lý học người Anh Hans Eysenck từng phát biểu về “lý thuyết kích thích thấp” (low arousal theory), rằng những người ít nói có khả năng nhận dạng và sàng lọc thông tin gần như tốt hơn những người nói nhiều, họ sẽ chọn dành thời gian của mình để duy trì các mối quan hệ sâu sắc hơn, đồng thời khám phá, trao dồi tình cảm nhiều hơn với những người quan trọng, và cùng những người có học thức uyên bác tương tác, va chạm để nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề.
Điều này cũng có thể nói rằng, những người ít nói với bạn có thể chỉ là do họ cho rằng từ chỗ bạn không có thứ gì để họ có thể thu thập, cho nên họ đã lựa chọn im lặng. Nghe qua thì có vẻ hơi chua chát, nhưng sự thật là đối với đại đa số những người ít nói, họ đều sẽ căn cứ vào từng trường hợp khác nhau để thể hiện các nhân cách khác nhau.
Danh hài Trung Quốc, Quách Đức Cương đã từng nói trong một cuộc phỏng vấn: “Trên sân khấu và dưới sân khấu tôi là hai con người hoàn toàn khác. Dưới sân khấu tôi hướng nội hơn, không thích trò chuyện với người khác, không thích ăn uống ca hát, thậm chí ngồi cùng bàn với người lạ cũng sẽ khiến tôi không cảm thấy thoải mái.”
Những người ít nói dùng nhiều thời gian để khám phá nội tâm chính mình, vì thế mà khi họ ra quyết định, họ sẽ chỉ nghe theo tiếng gọi từ bên trong, đồng thời cũng sẽ từ góc độ tối đa hóa lợi ích của bản thân mà làm. Vì thế, trong các cuộc xã giao, họ thường kiệm lời như vàng, cũng không nhất thiết là vì họ không muốn nói, mà là do họ đang chờ đợi thời cơ, nắm bắt ý đồ và dự tính của đối phương, đồng thời cũng muốn khiến cho người khác khó đoán ra được tâm tư của họ. Cho nên, mỗi khi họ mở miệng ra thì lời nào cũng đánh trúng điểm yếu của người khác.
Theo một nghiên cứu tâm lý năm 2018 của Đại học Yale, thì sự hướng nội tỷ lệ thuận với trí tuệ cảm xúc (EQ). Nói đơn giản, người càng hướng nội thì trí tuệ cảm xúc của họ càng cao, họ sẽ càng giỏi nắm bắt tâm lý của người khác.
Trần Anh
Chảo chống dính bị trầy xư.ớ.c đừng vội vứt bỏ, làm cách này rán gì cũng vàng giòn, không v.ỡ n.á.t
Bạn có thể hồi phục chảo chống dính bằng những phương pháp rất đơn giản.
Lớp phủ bề mặt của chảo chống dính giúp việc chiên rán thực phẩm được dễ dàng, không sợ đồ ăn bị dính, cháy, vỡ. Trong quá trình sử dụng, lớp phủ có thể bị bong dần. Thay vì vứt bỏ chiếc chảo, bạn có thể sử dụng một số cách để khôi phục lại khả năng chống dính cho chảo.
Sử dụng sữa tươi
Sữa tươi là sản phẩm thường cho sẵn trong nhà. Không chỉ dùng sữa tươi để uống, bạn có thể sử dụng nó để làm mới lớp chống dính của chảo.
Sữa có một loại protein là casein. Khi ở nhiệt độ cao, chất này sẽ liên kết với nhau để tạo thành một lớp phủ trên bề mặt chảo, khôi phục khả năng chống dính.
Cách làm rất đơn giản. Bạn chỉ cần đổ sữa ngập bề mặt chảo, đặt lên bếp và đun sôi trong vòng 5 phút. Đổ sữa ra ngoài và dùng nước sạch để rửa lại chảo. Bây giờ, bạn có thể sử dụng chảo một cách bình thường.
Lưu ý, cách này chỉ nên áp dụng với chảo có vài vết xước. Nếu chảo bị bong quá nhiều thì hiệu quả sẽ không rõ rệt.
Sử dụng gừng
Trước khi đun nấu, bạn hãy làm khô cháo. Lấy một nhánh gừng tươi chà lên toàn bổ lòng chảo. Sau đó mới cho dầu mỡ và đun nóng. Gừng tươi kết hợp với dầu mỡ sẽ tạo thành một lớp màng trơn ngăn cách giúp thực phẩm không bị dính vào chảo.
Sử dụng rượu vang
Nếu trong nhà có rượu vang đỏ, bạn có thể cho vài giọt rượu vào chảo, tráng đều khắp mặt chảo. Sau đó mới làm nóng chảo rồi mới cho dầu ăn vào.
Sử dụng cùi dừa
Nếu thấy chảo có vài vết xước, bạn có thể đặt miếng cùi dừa vào lòng chảo, di đều khắp mặt chảo. Như vậy, chảo sẽ có một lớp chống dính tự nhiên, không bị dính thức ăn.
Sử dụng chanh tươi
Nước cốt chanh tươi có chứa axit tự nhiên, có thể giúp chống dính rất hiệu quả. Bạn chỉ cần cắt chanh và chà khắp lòng chảo sau đó mới đổ dầu vào chảo để chiên rán.
Sử dụng giấm
Rửa sạch chảo, lau khô rồi đặt lên bếp. Đổ giấm vào chảo và bật bếp. Nhúng miếng bọt biển sạch vào giấm trong chảo rồi chà xung quanh mặt chảo vài lần.
Tắt bếp, đổ giấm trong chảo ra ngoài và rửa lại bằng nước sạch. Đặt chảo lên bếp đun cho khô rồi cho dầu ăn vào đun nóng. Láng đều dầu ăn lên khắp mặt chảo, đợi dầu sôi và tắt bếp. Để chảo tự nguội. Đổ hết dầu ra ngoài và rửa lại chảo bằng nước sạch.
Cách vệ sinh chảo chống dính đúng cách
Sau khi chiên rán, bạn cần phải đợi cho chảo nguội rồi mới đem đi ngâm rửa. Chảo nóng gặp nước lạnh rất dễ bị cong vênh, làm chảo nhanh hóng.
Không dùng cách dụng cụ nấu ăn kim loại, miếng cọ kim loại với chảo chống dính. Nên dùng muôi, thìa, đũa bằng gỗ hoặc bằng silicon.
Nên để riêng một chiếc chảo chỉ dùng cho việc chiên rán.
Chảo có vài vết xước thì có thể tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, chảo bị bong tróc lớp chống dính nghiêm trọng thì nên thay mới để đảm bảo an toàn.