Thực phẩm Trung Quốc ngày càng ồ ạt lấn vào Việt Nam, không những là thực phẩm kém chất lượng mà bên cạnh đó còn có những thực phẩm giả đang gây sốc cộng đồng như trứng gà, gạo, thịt bò, đậu hà lan, đậu hũ… Những thực phẩm thiết yếu hàng ngày được sử dụng đang bị làm giả khiến người tiêu dùng hoang mang. Vậy làm sao để phân biệt được những loại thực phẩm giả của Trung Quốc?
Qua bài viết này các mẹ có thể có thêm cho mình chút kinh nghiệm để chống chọi với thực phẩm giả của Trung Quốc đang tràn lan trên thị trường Việt!
Trứng gà
Trứng gà là một trong những loại đồ ăn được làm giả gây xôn xao nhất của Trung Quốc. Vỏ trứng được tạo ra từ canxi cacbonat, lòng trắng được làm bằng các thành phần bao gồm: tinh bột, nhựa và chất làm đông. Còn lòng đỏ thì được chế tác sử dụng các phụ gia sắc tố. Nếu không tinh ý, khi ăn bạn khó mà phát hiện ra.
Gạo
Gạo là lương thực chủ yếu của Trung Quốc và các nước châu Á. Tuy nhiên, đây lại là loại thực phẩm thường bị trà trộn thật giả lẫn lộn. Một số loại gạo được sản xuất hoàn toàn từ khoai tây trộn với một loại nhựa công nghiệp có thể gây chết người. Gạo giả là rất khó tiêu hóa. Theo các nhà khoa học, ăn ba bát gạo này được ví như ăn một túi nhựa. Bạn có thể nhận biết gạo giả bằng cách đốt một hạt gạo rồi ngửi mùi của nó, ngoài ra, gạo giả cũng bị tan trong dầu nóng.
Thịt bò
Truyền thông từng cảnh báo chiêu biến thịt lợn thành thịt bò bằng hóa chất. Theo đó, do thịt bò có giá thành cao nên một số người đã sử dụng thịt lợn, sau đó nhúng vào một dung dịch màu nâu, để trong một giờ, miếng thịt lợn dần dần biến màu và chuyển thớ thịt y như thịt bò một cách kinh hoàng. Theo các bác sĩ, thịt bò giả theo cách này có thể gây dị dạng thai nhi, ngộ độc hoặc ung thư.
Đậu hũ
Những miếng đậu phụ trắng phau có thể bị nhái bằng cách trộn protein chiết xuất từ đậu tương với bột mì, nước đá, và một số loại hóa chất công nghiệp để làm ra đậu phụ giả. Miếng đậu giả khá đàn hồi, không dễ vỡ như đậu thường và tất nhiên là có hại cho sức khỏe.
Đậu Hà Lan
Những loại đậu có màu xanh được làm “sao y bản chính” bằng thuốc nhuộm, một số hóa chất gây biến đổi, sau đó sấy khô, chúng sẽ có hình dáng và màu sắc không khác nhau nhiều, gây nhầm lẫn cho người nội trợ. May mắn là với loại thực phẩm này, bạn có thể phát hiện bằng cách ngâm chúng vào nước xem có bị phai màu hay không hay luộc bằng nước nóng, đậu giả sẽ không mềm như đậu thật.
Muối
Dù không phổ biến nhưng muối cũng là một trong những loại nguyên liệu bị làm theo cách công nghiệp ở Trung Quốc. Ăn nhiều loại muối nhân tạo này bạn sẽ có nguy cơ cao các bệnh về tim mạch, đột quỵ.
Thịt cừu
Thịt cừu là loại thực phẩm có giá thành cao, do đó những người bán hàng luôn tìm đủ mọi cách để làm giả. Một trong những cách “vô lương tâm” chính là làm ra loại thịt giả từ thịt chuột, sóc hoặc cáo sau đó xử lý qua bằng hóa chất. Trong đó, loại thịt cừu làm từ thịt chuột có mức độ nhiễm khuẩn E.coli cao bất thường, gây nguy hại cho sức khỏe.
Mật ong
Mật ong được làm giả nhiều nhất ở Tế Nam, Sơn Đông khi 70% mật ong ở đây qua kiểm tra là mật ong giả. Có 2 loại giả, một là loại pha trộn mật ong thật với đường, củ cải đường và xiro. Loại khác trông giống mật ong nhưng thực chất làm từ đường, nước, phèn và nước lọc, bán với giá thành cao gấp 10 lần.
Nhân sâm
Nhân sâm là một cây thuốc phổ biến ở Trung Quốc được bán theo trọng lượng. Để làm cho nhân sâm nặng hơn, một số người đã đun sôi sâm trong nước đường. Nhân sâm tự nhiên thường chỉ chứa 20% đường, trong khi nhân sâm giả có thể chứa tới 70%. Loại giả tuy không gây hại cho sức khỏe nhưng không có tác dụng như loại thật, gây lãng phí tiền bạc.
Mì, bún
Thêm một loại thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hàng ngày bị các nhà sản xuất Trung Quốc hám lợi làm giả. Loại mì này được sản xuất từ gạo mốc, mục, thứ vốn chỉ được dung làm thức ăn cho vật nuôi. Hay thay vì sử dụng gạo mục, một số nhà máy sử dụng bột mì, bột ngô. Các loại mì này có hàm lượng protein rất thấp, chỉ đạt 1%, so với mức 7% của mì gạo thật, 4,5% của mì gạo trộn. Qua thử nghiệm, một số chú lợn khi được cho ăn bằng loại mì này cũng đã có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.
Bí quyết dạy con gói gọn trong 15 chữ từ mẹ đơn thân một tay nuôi 13 con thành tiến sĩ
Chỉ nhờ bí quyết dạy con gói gọn trong 15 chữ này, mẹ đơn thân Vương Thục Trinh đã một tay nuôi 13 con thành tiến sĩ, bản thân bà được 2 đời Tổng thống Mỹ ca ngợi.
Nguồn: Internet
Lý Xương Ngọc (Henry Lee) là một nhà pháp y người Mỹ gốc Hoa nổi tiếng trong ngành pháp y Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Ông đã góp công lớn trong việc phá giải nhiều vụ án nghiêm trọng, trong đó có vụ ám sát Tổng thống Mỹ John F.Kennedy và vụ khủng bố 11/9.
Ít ai biết được rằng, người đứng sau những thành tựu để đời của Lý Xương Ngọc chính là mẹ ông. Bà Vương Thục Trinh quả thực là một người phụ nữ vĩ đại, bà đã tự tay nuôi dưỡng 13 người con nên người, ai nấy đều làm tiến sĩ. Vĩ đại như thế, bà chỉ là một người phụ nữ nội trợ đơn giản, không có tiếng tăm cũng chẳng có sự nghiệp lừng lẫy.
Mẹ đơn thân một mình nuôi 13 con thành tiến sĩ
Vương Thục Trinh (SN 1897, quê tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ) vốn xuất thân trong gia đình khá giả. Bà được theo học trường nữ sinh, từ nhỏ đã rất thích thơ ca, nhạc họa. Năm 19 tuổi, bà kết hôn với Lý Hạo Dân – một công tử nhà khá giả ở địa phương. Sau khi lấy chồng, bà nỗ lực trở thành một người vợ hiền, sẵn sàng đứng sau hậu phương giúp chồng, dạy con lớn khôn.
Vợ chồng bà Vương Thục Trinh
Thời đó, người ta cho rằng càng có nhiều con thì phúc phận càng lớn, nên họ đã có tới 13 người con. Lý Hạo Dân là chủ doanh nghiệp buôn bán lương thực, còn bà Vương là hậu phương vững chắc, làm nội trợ, chăm con. Cả hai có một cuộc sống viên mãn bên nhau, khiến người ngoài vừa ghen tị vừa nể phục.
Năm 1948, vợ chồng bà Vương chuyển tới Đài Loan sinh sống. Trong một lần vận chuyển hàng hóa từ Giang Tô tới Đài Loan bằng tàu, ông Lý không may gặp tai nạn rồi qua đời. Bi kịch ấy khiến gia đình nhỏ mất đi trụ cột, sa sút dần. Bà Vương Thục Trinh trở thành góa phụ, một mình chăm lo 13 người con ở nơi đất khách quê người.
Để có thể nuôi con, bà chấp nhận làm mọi công việc, miễn là kiếm ra tiền. Từ vị tiểu thư nhà khấm khá, là phụ nhân chuyên làm nội trợ, Vương Thục Trinh sẵn sàng đi làm giúp việc để kiếm sống. Từ trông trẻ, dạy nhạc đến nấu ăn, giặt giũ, bà đều không quản ngày đêm miệt mài làm việc.
Ban đầu, những đứa trẻ không nhận ra sự vắng mặt của người cha, nên họ vẫn tỏ ra bình thường, ngày ngày chăm chỉ học hành. Nhưng càng về sau, họ càng cảm thấy xấu hổ, tủi thân về tình cảnh hiện tại của gia đình mình. Khi ấy, bà Vương ngậm đắng nuốt cay mà nói: “Muốn đổi đời, các con phải xây dựng tiền đồ vững chắc”.
Lý Xương Ngọc (Henry Lee) – người con tài giỏi nhất của bà Vương Thục Trinh
Bà luôn hi vọng rằng, các con của mình sẽ trở thành những người có tài năng đỉnh cao xuất chúng. Để làm được điều đó, Vương Thục Trinh đã đề ra những yêu cầu vô cùng khắt khe. Chẳng hạn, con trai Lý Xương Ngọc của bà sau khi tốt nghiệp trường cảnh sát đã trở thành thanh tra, thu nhập khá ổn định, nhưng bà vẫn không hài lòng. Bà nói với con trai rằng: “Con phải học tiếp, bằng thạc sĩ chưa đủ, con phải có bằng tiến sĩ”.
Đổi lại, cả 13 người con của bà đều trở thành những người thành đạt, có được nhiều thành tích đáng nể. Họ là nhà khoa học, doanh nhân , giáo sư, kỹ sư công nghệ,… Trong đó, có 3 người từng đạt danh hiệu “Top 10 người Mỹ trẻ xuất sắc nhất”.
Lý Xương Thuyên (nam): ĐH Kinh doanh Thượng Hải, làm việc trong lĩnh vực kinh doanh.
Lý Xương Đạc (nam): Cao đẳng Nông nghiệp Đài Loan và Đại học New York, tham gia nghiên cứu khoa học.
Lý Xương Cương (nam): Chuyên gia tư vấn canh tác châu Phi của Liên Hợp Quốc và kỹ sư bảo vệ môi trường và bảo tồn nước của Mỹ.
Lý Xương Vân (nữ): Tốt nghiệp Trường Khoa học Chính trị Trung ương Đài Loan và làm việc cho một công ty văn phòng phẩm tại Hoa Kỳ.
Lý Xương Long (nữ): Tốt nghiệp trường Quản gia Thượng Hải, nhà thiết kế thời trang người Mỹ.
Lý Tiểu Phong (nữ): Khoa Nông nghiệp, ĐH Quốc gia Đài Loan, Thạc sĩ ĐH Edward, Tiến sĩ ĐH Pittsburgh, Giáo sư ĐH New York.
Lý Xương Nghê (nữ): Tốt nghiệp ĐH Soochow ở Đài Loan và ĐH New York ở Hoa Kỳ, là Phó chủ tịch Công ty chứng khoán Berlin và Chủ tịch Tập đoàn hóa dầu Hoa Kỳ.
Lý Xương Hà (nữ): Tốt nghiệp ĐH Dulu, Hoa Kỳ, làm thiết kế cho công ty bảo hiểm Hoa Kỳ.
Lý Xương Bình (nữ): Tốt nghiệp khoa Luật trường ĐH Đông Ngô Đài Loan và từng là thẩm phán tòa án.
Lý Xương Hâm (nam): Tiến sĩ ĐH Maryland, Phó trưởng khoa Sau đại học của ĐH Virginia.
Lý Xương Ngọc (nam): Tiến sĩ ĐH New York, Giám đốc Trung tâm Pháp y bang Connecticut, chuyên gia pháp y nổi tiếng thế giới.
Lý Xương Như (nữ): Tốt nghiệp Cao đẳng Y tế Quốc phòng Đài Loan, làm công việc y tá.
Lý Xương Chỉ (nữ): Tốt nghiệp Học viện Báo chí Đài Loan và Học viện Quảng cáo Thời trang Hoa Kỳ, chuyên gia thiết kế quảng cáo nổi tiếng.
Bí quyết dạy con chỉ vỏn vẹn 15 chữ
Vương Thục Trinh rất thành công trong việc dạy con cái, từng được Tổng thống Clinton và Tổng thống Bush viết thư ca ngợi trong Ngày của Mẹ và tôn vinh là “người mẹ tuyệt vời”. Vào dịp sinh nhật thứ 100 của bà, Tổng thống Mỹ Clinton cùng phu nhân và Thị trưởng Thành phố New York đã tới chúc mừng sinh nhật.
Triết lý dạy con của bà chỉ vỏn vẹn trong 15 chữ: “Đối xử tốt với người khác, làm việc phải chuyên tâm, nói ít làm nhiều”
Sau cùng, triết lý dạy con của bà chỉ vỏn vẹn trong 15 chữ này: ” Đối xử tốt với người khác, làm việc phải chuyên tâm, nói ít làm nhiều “. Câu nói ấy tuy nghe đơn giản, nhưng lại chứa đựng nhiều khía cạnh sâu sắc:
Đối xử tốt với người khác : Hãy giữ cái tâm thiện lương, lan tỏa điều thiện bên ngoài. Con người có thể bất tài, nhưng tuyệt đối không thể thất đức
Làm việc phải chuyên tâm : Dù là bất cứ công việc gì, ta cũng phải vô cùng thành ý và chuyên tâm, có thế mới làm nên chuyện. Tập trung làm tốt việc của mình, những chuyện bên ngoài hãy để đó tính sau.
Nói ít làm nhiều : Làm người phải biết kiềm chế, giữ cái tâm khiêm tốn, không nên phóng đại, huênh hoang. Kẻ nói quá nhiều vừa tự làm hại mình, vừa dễ đắc tội với người khác. Làm việc phải chăm chỉ, biết hành động để chuyển hóa ước mơ thành hiện thực.
Thế gian vốn hiểm ác, khó đoán nhất là lòng người. Dù thế nào cũng không thể biết ý người khác ra sao, nhất định phải biết cư xử cẩn trọng. Vương Thục Trinh đã rèn luyện các con trở thành người tài giỏi, bản lĩnh, có thể đứng vững trong xã hội.
Vương Thục Trinh bên các con khi về già
Không chỉ vậy, bà còn là một người có lòng yêu nước sâu đậm, dù đi xa vẫn một lòng nhớ về cố hương. Năm 62 tuổi, bà quyết định đưa cả nhà sang Mỹ, nỗ lực học tiếng Anh để vượt qua kỳ kiểm tra nhập cư và lấy thẻ xanh. Thế nhưng, khi trò chuyện với con ở nhà, bà đều chỉ dùng phương ngữ Giang Hoài, kết hợp với tiếng phổ thông. Với bà, đó là vì tình yêu quê hương đất nước, và cũng là cách nhắc nhở các con không được quên mình là người Trung Quốc.
Ngày 6/3/2003, Vương Thục Trinh qua đời tại New York (Mỹ), hưởng thọ 106 tuổi. Người mẹ đơn thấy ấy đã sống qua 3 thế kỷ, nuôi dạy 13 người con trở thành những người xuất chúng, là tấm gương sáng để mọi người học hỏi theo.