Rồng vàng bay vào nhà: 3 tuổi có tin hỷ đến, tiền tài vượng phát ngày cuối tuần

0
27274

Đây là 3 con giáp may mắn cuối tuần này . Nhiều cơ hội ập đến giúp bạn gặt hái được thành công trên mọi lĩnh vực cuộc sống.

Tuổi Tý

Người tuổi Tý trở thành con giáp may mắn cuối tuần này là do bạn không ngại nêu lên ý kiến và quan điểm của mình trước tập thể. Bạn cũng sẵn sàng chấp nhận thách thức chứ không còn sợ hãi, lo lắng như trước nữa, chính vì vậy mà bạn được mọi người rất nể phục.

tuoi-tyHãy luôn tin tưởng vào bản thân bởi bạn cũng có những điểm mạnh so với mọi người xung quanh. Chỉ cần phát huy điểm mạnh đúng lúc đúng chỗ, bạn sẽ bước nhanh chóng trên con đường thăng tiến.

Phương diện tình cảm cũng có những dấu hiệu phát triển tích cực. Bạn nhận được sự thấu hiểu và lắng nghe của nửa kia nên mỗi khi về đến nhà, bạn đều cảm thấy vô cùng thư thái và nhẹ nhõm.

Với người độc thân, bạn cũng cởi mở hơn trong các mối quan hệ. Thông qua các cuộc trò chuyện, bạn có thể dễ dàng tìm ra người có tiếng nói chung với mình.

Tuổi Sửu

Người tuổi Sửu còn độc thân nhận được tin vui trên phương diện tình cảm. Bản mệnh có thể gặp được đối tượng khá lý tưởng trong 2 ngày cuối tuần này, thậm chí bạn còn có thiện cảm với đối phương ngay trong lần đầu gặp gỡ. Hãy tiếp tục trò chuyện để hiểu thêm về nhau nhé.

Với các cặp vợ chồng, hai người tháo gỡ được những khúc mắc còn tồn tại trước đó, nhờ vậy mà mối quan hệ trở nên gần gũi hơn nhiều. Cả hai đều cảm thấy trân trọng những gì mình đang có.

Ngoài ra, con giáp này còn được nhận tin mừng trên phương diện sự nghiệp. Những đóng góp của bạn cho tập thể suốt thời gian qua được lãnh đạo đánh giá cao, nhờ thế mà bạn có thể chạm tay vào cơ hội thăng tiến. Hãy tiếp tục phát huy các thế mạnh của mình, bạn còn có thể phát triển hơn nữa.

Tuổi Mùi

Cát tinh đem tới những tin vui trên phương diện tình cảm cho người tuổi Mùi. Nếu bạn đang có tình cảm với một ai đó thì hãy tìm thời điểm thích hợp để bày tỏ với đối phương, khả năng bạn được đồng ý là rất cao.

tuoi-muiVới những người có đôi có cặp, cuối tuần là thời điểm để hai người hâm nóng cảm xúc và có thêm những kỉ niệm đẹp. Hãy cùng nhau dùng một bữa ăn lãng mạn hoặc quay lại nơi chốn cũ để ôn lại những ngày tháng đã qua.

Cà chua là ‘đối thủ truyền k;iếp’ với thực phẩm này, không nên ăn chung nhưng nhiều bà nội trợ vẫn chưa biết

Cà chua là thực phẩm ưa thích của nhiều người, nhiều món ăn mà thiếu cà chua sẽ mất ngon. Tuy nhiên, không phải cứ sử dụng cà chua kết hợp với các thực phẩm khác là có lợi.

Cà chua là thực phẩm quen thuộc trong mọi gia đình và có thể giúp chế biến nhiều món ăn trở nên hấp dẫn, ngon mắt, ngon miệng hơn. Loại quả này có vị hơi chua và là một loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C và A, đặc biệt là giàu lycopeme tốt cho sức khỏe.

1-ca-chua-kieng-ki-voi-ca-ngoisaovn-w589-h392 3

Ảnh minh họa.

Tuy dễ ăn, dễ chế biến lại tốt cho sức khỏe nhưng có những thực phẩm mà bạn tuyệt đối không nên nấu cùng cà chua bởi có thể làm mất đi dưỡng chất hay thậm chí là ảnh hưởng tới sức khỏe. Thực phẩm kiêng kị với cà chua mà chúng tôi muốn nói tới hôm này chính là: cá chép, cá trích và cá khô. Có thể nhiều người sẽ rất bất ngờ vì điều này nhưng đúng vậy, các loại cá này và cà chua là hai “đối thủ truyền kiếp”, không nên chế biến món ăn cùng nhau mà các bà nội chợ không biết.

3-ca-chua-kieng-ki-voi-ca-ngoisaovn-w576-h373 1

Món cá sốt cà chua hay canh cá là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình. Tuy nhiên, có một số loại cá hoàn toàn không phù hợp để ăn cùng cà chua như cá chép, cá trích và cá khô. Khi cà chua và những loại cá này được nấu cùng nhau thì vitamin C trong cà chua sẽ giải phóng đồng từ cá.

4-ca-chua-kieng-ki-voi-ca-ngoisaovn-w569-h284 0

Điều này không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng của protein trong cá mà còn tạo ra các chất acid tannic có thể kích thích sự hình thành niêm mạc dạ dày gây khó tiêu, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.

Một số loại thực phẩm khác kiêng kị với cà chua mà mọi người đều nên biết:

2-ca-chua-kieng-ki-voi-ca-ngoisaovn-w519-h345 2

Dưa chuột

Dưa chuột mát, dễ ăn, dễ chế biến. Tuy nhiên, trong dưa chuột có chứa enzyme catabolic, chất này phá hủy hàm lượng vitamin C. Cà chua lại là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Do vậy, việc kết hợp 2 thực phẩm này cùng lúc thì hàm lượng vitamin C trong cà chua sẽ bị phá hủy do enzyme có trong dưa chuột.

Bia, rượu

Cà chua chứa acid tannic, có thể hình thành chất khó tiêu trong dạ dày, gây tắc nghẽn đường ruột khi sử dụng cùng bia rượu.

Gan heo

Cà chua chứa nhiều vitamin C, gan heo chứa nhiều nguyên tố đồng, sắt. cứ 100g gan heo chứa 2.5 g đồng, 25 mg sắt. có thể làm oxy hóa vitamin C trong cà chua. Nó có thể giúp oxy hóa vitamin C để thoát hydro chống axit hoại huyết mà mất đi chức năng vốn có.

Tự làm nước dùng cô đặc tiện lợi, mang đi xa hoặc trữ dùng dịp Tết Nguyên đán

Nước dùng cô đặc tự làm tại nhà cực dễ và tiện dụng.

Quả thực, những ngày bận rộn hoặc buổi sáng mùa đông mưa lạnh dậy sớm muốn nấu một bát mì, bún hay bánh canh mà có nước dùng chuẩn bị sẵn thì quá tiện lợi. Nước dùng bạn có thể làm sẵn loại cô đặc để dùng dần với công thức rất đơn giản. Chúng có thể dễ dàng mang đi xa trong các dịp cắm trại, picnic hoặc để dành dùng trong những lúc bận rộn, chẳng hạn như Tết Nguyên đán.

Tự làm nước dùng cô đặc không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn tạo ra hương vị độc đáo, thơm ngon cho món ăn. Để tạo ra nước dùng cô đặc tiện lợi, bạn có thể bắt đầu với việc hầm nước dùng từ xương gà, thịt heo, thịt bò hoặc cá và các loại nấm cùng rau củ dựa trên sở thích và yêu cầu của gia đình. Có rất nhiều nguyên liệu và công thức hầm nước dùng, tùy thuộc vào loại món ăn bạn dự định làm. Công thức nước dùng cô đặc sau đây rất dễ làm và cũng linh hoạt dùng được trong nhiều món ăn, thậm chí dùng làm nước lẩu cũng rất hợp vị và thơm ngon.

Hướng dẫn tự làm nước dùng cô đặc tiện lợi

Nguyên liệu cần thiết làm nước dùng cô đặc

– 500g sườn heo (có thể hầm thêm xương ống để tăng vị ngọt), 1 củ gừng thái lát đập dập, 2 củ hành tây, 1 củ cà rốt, 1 củ đậu, 1 mớ cần tây, 1 nắm gốc mùi, 1 củ gừng, 1 quả dứa to, 1 vài tép tỏi, (có thể dùng thêm các loại nấm như nấm hương, nấm đùi gà hoặc nấm rơm).

Cách thực hiện nước dùng cô đặc

Bước 1: Sườn heo mang rửa sạch, chặt miếng. Cho sườn và vài lát gừng vào nồi cùng 1 thìa cà phê muối, thêm nước và bắt đầu hầm.

Tự làm nước dùng cô đặc tiện lợi, mang đi xa hoặc trữ dùng dịp Tết Nguyên đán - Ảnh 1.
Tự làm nước dùng cô đặc tiện lợi, mang đi xa hoặc trữ dùng dịp Tết Nguyên đán - Ảnh 2.
Tự làm nước dùng cô đặc tiện lợi, mang đi xa hoặc trữ dùng dịp Tết Nguyên đán - Ảnh 3.
Tự làm nước dùng cô đặc tiện lợi, mang đi xa hoặc trữ dùng dịp Tết Nguyên đán - Ảnh 4.

Nước dùng có thể nấu nhiều loại như nước dùng gà, bò hoặc cá tùy thuộc vào sở thích và ý định nấu các món ăn của chị em. @hayeubep

Bước 2: Phần rau củ ưu tiên chọn các loại có vị ngọt và thơm tự nhiên để tạo ra nước dùng chất lượng và thơm ngon. Chẳng hạn nhiều người không biết rằng phần gốc rau mùi khi nấu nước dùng cho vào sẽ giúp nước dùng thơm và ngọt tự nhiên, vị thơm cũng giữ được lâu. Hành tây, củ đậu, cà rốt thái hạt lựu. Cần tây cắt khúc. Gừng thái nhỏ. Dứa cũng cắt nhỏ, bỏ phần lõi.

Tự làm nước dùng cô đặc tiện lợi, mang đi xa hoặc trữ dùng dịp Tết Nguyên đán - Ảnh 5.
Tự làm nước dùng cô đặc tiện lợi, mang đi xa hoặc trữ dùng dịp Tết Nguyên đán - Ảnh 6.

Phần gốc mùi là bí quyết giúp nước dùng thêm thơm và giữ được mùi thơm lâu. Nếu bạn thích trong quá trình nấu nước dùng đậm để ăn phở, có thể dùng thêm hồi, quế, đến khi chín thì vớt ra để xay. @hayeubep

Bước 3: Sau khi nước hầm sườn gần cạn lại mới đổ phần rau củ đã chuẩn bị vào. Tiếp tục ninh cho đến khi rau củ mềm nhừ. Tiếp đó, đợi nguội thì đổ phần cốt này vào máy xay, xay mịn.

Tự làm nước dùng cô đặc tiện lợi, mang đi xa hoặc trữ dùng dịp Tết Nguyên đán - Ảnh 7.Tự làm nước dùng cô đặc tiện lợi, mang đi xa hoặc trữ dùng dịp Tết Nguyên đán - Ảnh 8.

Sau khi đổ ra khay nên gạt phẳng và ấn xuống để cốt nước dùng dàn đều và sẽ đẹp mắt hơn. Làm như vậy không chỉ dễ cắt mà khi gói bảo quản cũng dễ dàng hơn. @hayeubep

Bước 4: Sau khi xay mịn mang đổ tất cả ra một cái khay. Dàn mịn và cất vào tủ lạnh ngăn đá khoảng 5 đến 6 giờ hoặc đến khi đông đá hoàn toàn.

Tự làm nước dùng cô đặc tiện lợi, mang đi xa hoặc trữ dùng dịp Tết Nguyên đán - Ảnh 9.
Tự làm nước dùng cô đặc tiện lợi, mang đi xa hoặc trữ dùng dịp Tết Nguyên đán - Ảnh 10.
Tự làm nước dùng cô đặc tiện lợi, mang đi xa hoặc trữ dùng dịp Tết Nguyên đán - Ảnh 11.
Tự làm nước dùng cô đặc tiện lợi, mang đi xa hoặc trữ dùng dịp Tết Nguyên đán - Ảnh 12.

Cắt khay nước dùng cô đặc thành các miếng nhỏ để gói giấy thiếc bảo quản cho dễ. Dùng giấy thiếc không chỉ bảo quản tốt mà còn giúp không bị chảy khi để bên ngoài trời ấm. @hayeubep

Bước 5: Nước dùng cô đặc đã được đông đá, mang khay ra đổ úp xuống. Lấy dao cắt thành các miếng nhỏ vừa ăn. Sau đó, dùng giấy thiếc bọc kín từng miếng lại và cất vào ngăn đá để dùng dần. Khi nào cần mang ra nấu rất tiện, viên nước dùng vẫn cho mùi vị thơm ngọt tự nhiên của thịt cùng rau củ.

Với loại nước dùng cô đặc này, việc nấu các món canh, bún, hay dùng nước lẩu, nước hầm sẽ trở nên dễ dàng và không mất quá nhiều thời gian cho việc nấu nước dùng từ đầu. Việc tự làm nước dùng cô đặc không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn tạo ra hương vị đặc trưng và thơm ngon đặc biệt cho các bữa cơm sum vầy của gia đình. Đây là một cách tuyệt vời để thưởng thức những món ăn truyền thống mà không cần mất quá nhiều công sức trong những ngày lễ hay dịp Tết.

Chúc bạn tự làm nước dùng cô đặc tại nhà thành công!

LEAVE A REPLY