Người xưa có câu: “Họa hổ họa bì nan họa cốt. Tri nhân tri diện bất tri tâm”, tức là “Vẽ hổ vẽ da nhưng không vẽ được xương, nhìn người nhìn mặt nhưng không nhìn thấy tấm lòng”. Nội tâm, suy nghĩ hay con người thật của người khác là điều vô cùng khó đoán.
Hiện nay, rất nhiều người chỉ dựa vào khuôn mặt để sống mà không biết rằng họ sớm đã sống tạm bợ vật vờ như cái xác chết khô.
Vậy nên, chúng ta cũng cần phải từ bỏ định kiến chỉ đánh giá con người vội vàng qua bề ngoài, như người Việt ta xưa nay vẫn thường nói: “Dò sông dò biển dễ dò. Đố ai lấy thước mà đo lòng người” hay “Đừng trông mặt mà bắt hình dong”.
Người đạo đức giả mở miệng là nói 4 câu này:
1. Tiền không thành vấn đề
Xung quanh chúng ta luôn có một số người hay khoe khoang tiền bạc. Câu cửa miệng của họ là: “Tiền không thành vấn đề” kèm theo thái độ hợm hĩnh, coi thường người khác. Nhưng đến khi xảy ra vấn đề cần dùng đến tiền, họ sẽ lập tức biến mất hoặc tìm cách lảng tránh.
Nguyên tắc và tính cách của một người ẩn chứa trong thái độ của họ đối với tiền bạc. Trên thực tế, nói chuyện thẳng thắn về tiền bạc sẽ không làm tổn thương tình cảm và chính cách tiếp cận mơ hồ mới khiến người khác cảm thấy khó chịu.
Bạn cũng đừng mong chờ sự giúp đỡ của những người bạn luôn nói: “Tiền không thành vấn đề”. Sự thật kiểu người này không hỗ trợ được bạn lúc khó khăn. Họ giống như “thùng rỗng kêu to” vậy, chẳng đáng tin tưởng, cũng chẳng có giá trị.
Còn những người tốt thật sự sẽ ít khoe khoang, luôn khiêm tốn. Họ không có tư duy giải quyết mọi việc bằng tiền nên dĩ nhiên không đặt tiền lên hàng đầu. Khi bạn gặp khó khăn, chắc chắn họ sẽ ở bên hỗ trợ trong tầm khả năng. Họ là người tốt bụng, tử tế.
2. Tôi biết nó sẽ như thế này
Trong môi trường làm việc hay trong cuộc sống, chúng ta thường gặp những người hay phán xét, luôn cho mình đúng, mình thông minh. Khi có vấn đề gì xảy ra, kiểu người này thường nói: “Tôi đã nói trước từ lâu, bạn làm như vậy là không đúng, nếu bạn nghe tôi thì…”.
Nhưng thực tế, họ không nói trước bất cứ điều gì, cũng không đưa ra đề xuất hay ý kiến nào mang tính xây dựng. Họ chỉ nói câu đó theo cảm tính bản thân. Họ là những người “vụng chèo, khéo chống”, không thật tâm, thậm chí không muốn nói là đạo đức giả.
Họ không bao giờ tìm lý do, nguyên nhân tử bản thân mà luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác. Họ thiếu sự tôn trọng đối với mọi người xung quanh. Loại người này hẹp hòi, ích kỷ, thấy lợi là tranh vào mình, thấy người khác hơn mình liền tìm cách chà đạp.
Đối với kiểu người như vậy, điều duy nhất mà chúng ta nên làm là tránh xa, phớt lờ họ.
3. Sao keo kiệt vậy, nếu là tôi, tôi đã….
Đây là câu nói của những người giả vờ sống tử thế. Trong nhiều trường hợp, họ dùng những câu nói mang hàm ý phê phán đi kèm những triết lý để đi chỉ trích hành vi của người khác. Thế nhưng khi chuyện xảy ra với bản thân thì họ lại trở nên hẹp hòi, ích kỷ và làm ngược lại phát ngôn của mình trước đó.
Những người hay nói câu này thường hay nói đạo lý, tiếp đó là hạ bệ và coi thường người khác. Dù thích lôi lý lẽ ra phán xét người khác nhưng họ ít khi góp ý thẳng thắn với người được nói đến mà chỉ nói xấu sau lưng. Người hay nói những lời này thực chất là vì bản thân họ có tính đố kỵ, chẳng muốn ai hơn mình. Tuy nhiên, vì không có bản lĩnh nên họ chỉ dám nói sau lưng cho thỏa mãn lòng ghen tức.
Đây chính là kiểu người sống hai mặt. Bạn không nên kết giao với những kẻ tiểu nhân như vậy bởi biết đâu đến một ngày, bạn cũng có thể trở thành nhân vật chính trong những lời lẽ đạo lý của họ.
4. Lời khoe khoang cao ngạo
Người đạo đức giả bản chất không muốn khuất phục trước người khác. Họ không có nhiều năng lực mà chỉ thích khoe khoang về bản thân mình. Họ có thể thao thao bất tuyệt kể về những mối quan hệ của mình, về thành công mình đã đạt được ở một nơi nào đó, thích thể hiện sự hào nhoáng. Song thực tế họ lại là những người chẳng có sức mạnh nào đáng kể.
“Nếu không phải nhờ tôi thì làm sao bạn có thể đạt được điều đó. Không mau cảm ơn đi.”
Họ cao ngạo đến mức không ngại yêu cầu người khác phải nịnh bợ mình. Họ tự huyễn hoặc về vị trí của bản thân, thích sống trong cảm giác hơn người khác. Tuy nhiên, những người khôn ngoan sẽ chỉ coi họ như tên hề. Điều quan trọng không phải bạn nói thế nào mà là bạn đã hành động ra sao và đạt được những gì.
Lời nịnh hót
Đàn ông hay phụ nữ, ai cũng thích được người khác lắng nghe và dành những lời khen ngợi có cánh cho mình. Những kẻ đạo đức giả biết điều này và tìm cách lợi dụng nó. Cho dù trong lòng rất chán ghét, họ vẫn chẳng ngại nói những lời nịnh nọt ngọt ngào.
“Bạn thật tuyệt vời. Tôi thực sự rất bất ngờ đấy. Chắc chắn kỳ sau bạn sẽ là người chiến thắng tiếp.”
Tất nhiên, những lời nịnh hót họ nói ra đều có mục đích rõ ràng. Có thể bạn đang sở hữu điều gì đó có thể làm lợi cho họ hoặc có thể đằng sau những lời nịnh hót đó là sự mỉa mai. Đừng để bị lừa bởi những lời tưởng chừng ngọt ngào đó.
Có một câu chuyện như sau khiến bạn phải suy ngẫm:
Năm 2013, anh Trương và một đồng nghiệp đã biên soạn một cuốn sách lịch sử dài hơn 400.000 từ cho cơ quan. Đây là công trình nghiên cứu lớn, được phân công cho 5 người, kéo dài hơn 6 năm. Tuy nhiên thời gian sau, do nhiệm vụ khó nên nhiều người viện cớ không viết. Cuối cùng gánh nặng đổ lên vai anh Trương và một đồng nghiệp nữa.
Khối lượng công việc của 2 người tăng lên gấp đôi, gấp ba lần so với trước kia. Điều này khiến anh Trương và đồng nghiệp gặp hàng loạt các vấn đề về sức khoẻ: Thoái hoá cột sống, huyết áp cao, suy nhược cơ thể,… Điều an ủi duy nhất là bộ sách lịch sử được độc giả đón nhận.
Anh Trương tưởng rằng mình sẽ được mọi người ghi nhận nỗ lực, vinh danh nhưng không ngờ, quản lý của anh phủ nhận tất cả. Hơn nữa, người quản lý luôn đùn đẩy công việc, trách nhiệm cho anh. Chẳng hạn như khi có nhiệm vụ mới được giao xuống, quản lý của anh sẽ nói: “Bạn có thể làm điều này tốt, tại sao không làm điều đó?”.
Thoáng qua, ai cũng nghĩ đây là lời động viên, nhiều người còn lấy đó làm động lực. Nhưng thực chất đó là lời nói độc hại. Người quản lý đó đang muốn vắt kiệt sức lao động của nhân viên. Họ là kẻ đạo đức giả, vô lương tâm, có thể chà đạp lên bạn bất cứ lúc nào.