Cách làm lạc rang muối giòn thơm, xốp không cháy và lại để được lâu chỉ cần vài giọt nước này

0
864

Lạc rang là món ăn quen thuộc đặc biệt khi cần nhâm nhi và khi trời trở lạnh. Nhưng nhiều người rang thì lạc có giòn nhưng không đủ xốp và vỏ hay có lốm đốm cháy đen
Món lạc rang chay (tức rang không cho thêm gia vị gì) và lạc rang xóc muối là những món phổ biến, vừa để nhâm nhi, để ăn vặt. Tiêu chuẩn để món lạc rang ngon là phải giòn và có độ xốp, vỏ bên trong lạc chín thơm không ướt dầu, bên ngoài vỏ chuyển màu đậm nhưng không có đoạn cháy. Lạc rang ngon là phải để được lâu không bị hôi dầu.

Nhiều người thường rang lạc theo cách mua lạc khô về thả ngay vào chảo và đảo đều cho tới khi lạc chín. Cách này cũng giúp lạc giòn nhưng không xốp và dễ bị cháy vỏ. Để rang lạc ngon (dù là lạc rang chay hay rang có dầu mỡ xóc muối) thì đều lưu ý hai thứ quan trọng sau: Ngâm trước khi rang và vẩy rượu khi đã chín.
lac-rang-muoi
Cụ thể cách ngâm và rang lạc như sau

Bước 1ngâm rửa lạc: Lạc khô ngoài chợ có thể có nguy cơ bị bụi bẩn và cả chất bảo quản. Do đó khi mua về nên rửa qua và ngâm tầm 10 phút cho lạc ngấm nước, nhưng không quá lâu vì lâu sẽ làm bong mất lớp vỏ của lạc. Việc ngâm để hạt lạc hút nước vào bên trong. Thao tác ngâm này giúp cho lạc chín đều và xốp bên trong. Không ngâm hạt vẫn chín giòn nhưng cứng không đủ độ xốp. Các loại hạt phơi khô chúng thường bị “chẽn” nên khi không ngâm mà rang thì hạt sẽ không xốp bằng việc ngâm với nước.

Vớt lạc ra và thấm cho khô ráo nước.
Bước ngâm là bước rất nhiều người thiếu khi rang lạc.

Bước 2 rang lạc: Đặt chảo lên bếp, thêm lạc đã ngâm vào và bắt đầu rang đến khi nước rút hết, lạc bắt đầu căng ra, chuyển màu vỏ đậm hơn. Luôn luôn đảo đều tay để lạc không bị cháy và để cho nhiệt bắt đều trong lạc. Bước ngâm chính là bước giúp cho nhiệt độ giúp lạc chín đều, không bị cháy bên ngoài. Khi rang chú ý không để lửa quá to sẽ dễ làm cháy xém lớp vỏ bên ngoài mà bên trong lại chưa chín. Lạc cần rang lửa nhỏ để chín đều từ từ từ vào bên trong.

Bước 3: Khi lạc ráo nước thì cho dầu ăn vào, đảo đều nhanh tay. Khi lạc bắt đầu chuyển sang màu đậm hơn thì đảo nhẹ để lạc giòn và chín đều. Nhiều người có sai lầm là đun nóng dầu rồi cho lạc, điều đó sẽ dễ khiến vỏ lạc bị cháy.

Bước 4: Tưới rượu trắng vào chảo lạc khi lạc còn nóng. Rượu bay hơi hết, lạc chỉ còn hơi nóng thì cho thêm chút muối bột canh đảo đều. Tránh đảo muối vào lúc quá nóng, muối sẽ bị tan ra không bám vào hạt lạc. Sau đó xóc đều để nguội và cất trong lọ.

Rượu trắng có công dụng giúp cho lạc lâu bị xuống dầu và tránh vi khuẩn nên giữ được độ giòn thơm lâu hơn.

Con lợn có 2 bộ phận rất quý: Bổ hơn nhân sâm tổ yến, ăn thoải mái không sợ béo phì

Bạn có biết, trên con lợn có 2 bộ phận rất quý và ngon, ăn thoải mái chẳng lo béo phì.
Thịt lợn là loại thực phẩm rất phổ biến trong mâm cơm gia đình. Tuy nhiên bạn có biết bộ phận nào bổ nhất nhì con lợn hay không?

Xương lưỡi liềm
thit-lon

Xương lưỡi liềm nằm ở phần chân trước của lợn, nó là nơi kết nối giữa xương ống và xương quạt. Phần xương này có hình cong vát tương tự hình lưỡi liềm, nó chủ yếu là sụn nên ăn rất giòn, mềm, ngọt. Hơn nữa, phần này rất giàu collagen, canxi, protein và vitamin. Rất tốt cho việc bảo vệ sức khỏe xương khớp, tăng cường thể lực, đặc biệt phụ nữ có sức khỏe yếu, muốn làm đẹp da thì càng nên ăn phần thịt này.

Xương lưỡi liềm dù làm món gì cũng rất ngon, đặc biệt là nướng. Ngoài ra, bộ phận này còn có thể dùng để hầm thành canh hay xào rau củ, món nào cũng thơm, giòn.
Một số người bán vì biết được phần thịt quý giá này nên giữ lại để hầm xương, nấu canh cho gia đình nên ít khi người mua biết đến. Nhưng điều quan trọng hơn cả hương vị đó là xương lưỡi liềm rất giàu collagen, protein và vitamin. Thường xuyên tiêu thụ bộ phận có giá trị này có thể thúc đẩy sự phát triển của xương, ngăn ngừa loãng xương và tăng cường khả năng miễn dịch.

Có 2 lợi ích lớn của xương lưỡi liềm đó là:

– Bổ sung canxi: Hàm lượng canxi trong xương lưỡi liềm cao, rất thích hợp cho trẻ em đang trong thời kỳ tăng trưởng và phát triển, người già bị loãng xương, giúp bổ sung đủ canxi cho cơ thể con người. Phụ nữ có thể ăn một ít xương lưỡi liềm đúng cách để bổ sung canxi trong thai kỳ, hiệu quả vẫn tương đối tốt.

– Cung cấp dinh dưỡng: Thịt xương lưỡi liềm rất giàu protein và chiết xuất chứa nitơ hòa tan trong nước, bao gồm nhiều loại protein, có thể cung cấp chất dinh dưỡng phong phú và chất lượng cao cho các chức năng chính của cơ thể. Bên cạnh đó, xương lưỡi liềm có giá trị rất cao trong việc giữ gìn sức khỏe, sử dụng xương lưỡi liềm có tác dụng bổ sung vitamin rất hiệu quả.

Đuôi lợn
thit-lon1
Ngoài phần xương lưỡi liềm còn có một phần khác của con lợn ít người để ý mua nhưng cũng rất tốt cho sức khỏe đó là đuôi lợn. Nhiều người vì nghĩ đuôi lợn chẳng có thịt nên nhạt nhẽo, không thích mua về ăn nhưng đây cũng là bộ phận quý giá của con lợn.
Đuôi của các loài gia súc đã được dùng từ xưa với công dụng củng cố đốc mạch để chữa nhiều bệnh chủ yếu bổ thận, trị đau lưng, tứ chi mỏi. Trong đó đuôi lợn có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, hỗ trợ chứng thận hư, liệt dương, xuất tinh sớm,…

Một số bài thuốc tăng cường sinh lực từ đuôi lợn:

– Đuôi lợn hầm đậu đen: Canh này có công hiệu bổ thận trợ dương, nhuận táo thông tiện thích hợp với chứng thận hư liệt dương, táo bón. Triệu chứng lưng gối mỏi mềm, dương sự bất lực, tính dục giảm, xuất tinh sớm, di tinh, tiểu tiện trong dài, đại tiện táo kết.

Chuẩn bị: Đuôi lợn khoảng 250g, nhục thung dung 30g, đậu đen 15g, táo đỏ 3 quả.

Cách làm: Đuôi lợn bỏ mỡ, cạo lông, rửa sạch, thái đoạn. Rửa sạch nhục thung dung, đậu đen, táo đỏ (bỏ hạt). Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho vào lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ nấu 1 – 2 giờ, nêm gia vị là được.

– Đuôi lợn trần bì: Kiện tỳ, bổ thận, ích tinh. Chữa đau lưng, tiểu nhiều, mệt mỏi, ù tai, hoa mắt, di mộng tinh, phụ nữ hiếm muộn, đau dạ dày.

Chuẩn bị: Đuôi lợn 100g, trần bì 1 miếng, hạch đào 10 hạt bỏ vỏ, lạc nhân 10 hạt, muối ăn.

Cách làm: Đuôi lợn làm sạch, chặt từng khúc ngắn. Đun nước sôi rồi thả đuôi lợn, trần bì, hạch đào, lạc đậy kín giảm lửa hầm nhừ, ăn nóng.

– Canh đuôi lợn, lạc: Công hiệu canh này là dưỡng huyết nhuận táo, cường tráng gân cốt, thích hợp với chứng teo mềm do thận hư huyết thiểu. Triệu chứng sống lưng đau mỏi, chi dưới teo mềm, đầu choáng tai ù, đại tiện khô kết, tiểu tiện nhiều lần. Cũng có thể dùng vào chứng sau khi đẻ phong thấp tê đau mà thấy lưng, chân mất sức, lâu ngày không khỏi.

Chuẩn bị: Đuôi lợn 2 cái khoảng 250g, lạc 30g.

Cách làm: Đuôi lợn cạo bỏ mỡ dư thừa, cạo bỏ lông, rửa sạch, cắt đoạn. Lạc bỏ vỏ lấy nhân, rửa sạch. Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ nấu 2 – 3 giờ, nêm gia vị là được.
thit-lon3
Thịt lợn kỵ thực phẩm gì?

– Thịt lợn với tôm, ốc đồng: Đông y cho rằng không nên ăn thịt lợn với tôm, ốc đồng, mơ do tương kỵ theo ngũ hành. Trong sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh cũng đúc kết những kinh nghiệm như, thịt lợn đặc biệt kiêng kỵ với ốc bươu, cam thảo, mơ, con tôm… vì dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

– Thịt lợn với lá mơ: Thịt lợn chứa rất nhiều protein, dùng chung với lá mơ dễ gây kết tủa lượng đạm khiến người ăn không thể hấp thu được. Không nên ăn chung hai thứ này để tránh tình trạng khó tiêu, ngộ độc hoặc nhiễm độc lâu dài cho cơ thể.

– Thịt lợn và thịt bò: Cùng là thịt nhưng hàm lượng dinh dưỡng trong thịt lợn và thịt bò hoàn toàn khác nhau. Nếu nấu chung sẽ làm giảm các chất dinh dưỡng có trong cả 2 loại thịt vì bản chất thịt lợn có tính hàn còn thịt bò là tính ôn. Tốt nhất nên nấu riêng từng loại thịt, vừa đảm bảo mùi vị món ăn, vừa không làm mất chất 2 loại thịt.

– Thịt lợn và rau thơm: Rau thơm tính ôn, hao khí trong khi thịt lợn ích khí, chính sự tương khắc này khiến cho hai loại thực phẩm khó kết hợp chế biến.

– Thịt lợn và đậu tương 9 (đậu nành): Không nên kết hợp thịt lợn và đậu tương. Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt pho. Khi kết hợp chế biến đậu tương với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là thịt lợn càng nạc.

– Thịt lợn và gan dê: Một thực phẩm khác cũng kiêng ăn với thịt lợn đó chính là gan dê. Ông bà xưa có câu “Thịt lợn mà có gan dê. Não tâm hư khí khó bề hấp thu”.

LEAVE A REPLY