“Cô bé bóng rổ” mất nửa người vẫn lạc quan khiến thế giới cảm phục 15 năm trước: Kinh ngạc với cuộc sống thay đổi hoàn toàn ở hiện tại

0
251

“Cô bé bóng rổ” mất nửa người vẫn lạc quan khiến thế giới cảm phục 15 năm trước: Kinh ngạc với cuộc sống thay đổi hoàn toàn ở hiện tại

Sau nhiều năm bền bỉ nỗ lực vươn lên, không chịu thua số phận khắc nghiệt, cô bé bóng rổ năm xưa đã khiến tất cả phải cảm phục trước những thứ mà em đã đạt được.Câu chuyện về cô bé Tiền Hồng Diễm (1996), đến từ huyện Lục Lương, tỉnh Vân Nam, phía Tây Nam Trung Quốc đã từng lấy đi không biết bao nhiêu nước mắt của độc giả gần xa. Năm 2000, sau một tai nạn ôtô kinh hoàng, cô bé bóng rổ đã vĩnh viễn mất đi đôi chân, gia đình nghèo của em cũng lao đao, suy sụp hoàn toàn vì tai họa bỗng từ đâu giáng lên đầu đứa con gái nhỏ mới 4 tuổi.

“Tỉnh dậy, cháu nhớ cháu thấy chân mình rất lạnh. Cháu gọi mẹ và nhờ mẹ xỏ giày. Nhưng mẹ không nói gì. Cháu chỉ thấy nước mắt mẹ rơi và có lẽ đó là khoảnh khắc cháu không bao giờ quên nổi, cũng là lúc cháu biết rằng cuộc đời này mình đã mất một nửa cơ thể, từ nay về sau không còn phải đi tất, đi giày hay thậm chí là mặc quần nữa”, Tiền Hồng Diễm lục lại ký ức đau buồn năm đó.

- Ảnh 2.Cô bé mất nửa thân dưới, phải di chuyển bằng quả bóng rổ ông làm cho nhưng vẫn vui vẻ và lạc quan sốngVì gia đình quá nghèo, không có điều kiện để lắp chân giả cho Hồng Diễm, ông nội cô bé đã cắt một quả bóng rổ và đặt cháu gái vào đó, đưa cho cô bé 2 miếng gỗ có tay cầm, nhờ đó cô có thể tự di chuyển mà không cần sự giúp đỡ của người khác. Quả bóng giúp Tiền Hồng Diễm giữ thăng bằng và là điểm tựa để nghỉ ngơi khi mệt. Hàng ngày, Tiền Hồng Diễm đi bộ đến trường. Ngôi trường cách nhà có 7 phút nhưng cô gái nhỏ đi mất gần 1 giờ. Trong vòng 5 năm tiếp theo, cô bé đã thay đến 8 quả bóng rổ.

Năm 2005, hình ảnh cô bé 9 tuổi thuần thục di chuyển trên quả bóng rổ được lan truyền ở khắp nơi và câu chuyện bất hạnh của bé cũng đã đến được tai của rất nhiều người, khiến họ vừa thương xót vừa cảm phục nghị lực phi thường của cô bé nhỏ con mà mạnh mẽ hơn bất kỳ ai.

- Ảnh 3.Nụ cười luôn hiện hữu trên miệng cô bé đáng yêu nhỏ nhắnThật may mắn, sự nổi tiếng này cũng là cơ duyên giúp cô bé có cơ hội đến gần hơn những mạnh thường quân khắp cả nước có khả năng giúp đỡ hoàn cảnh của em. Năm 2007, Tiền Hồng Diễm đã được tài trợ tới Bắc Kinh để lắp chân giả, điều mà trước đó từng chỉ xuất hiện trong giấc mơ của cả nhà họ. Và những bước đi đầu tiên trên đôi chân giả ấy cũng đã đưa Hồng Diễm tới hành trình thay đổi số phận của mình đầy ngoạn mục những năm sau này.

Năm 2007, sau khi hoàn thành tiểu học, Hồng Diễm buộc phải gác lại con đường học vấn của mình do gia đình quá khó khăn, không có đủ tiền để chu cấp cho việc học của cô bé. Không chấp nhận chịu thua số phận khắc nghiệt, em đã ghi tên vào câu lạc bộ “South of Cloud” – câu lạc bộ bơi lội cấp quốc gia dành cho người khuyết tật.

- Ảnh 4.Đôi chân giả đầu tiên đã đưa em bước trên một con đường khác, nhiều hy vọng hơnThời gian đầu, thiếu hụt ở nửa thân dưới đã khiến việc học bơi của Tiền Hồng Diễm gặp rất nhiều khó khăn, cô không thể nổi hay di chuyển trong nước. Thế nhưng, với ý chí quật cường, Tiền Hồng Diễm miệt mài luyện tập, mỗi ngày đều tập bơi 10.000m trong vòng 4 tiếng đồng hồ. Để trở thành một vận động viên, cô phải cố gắng hơn người khác gấp nhiều lần.

Trải qua quá trình rèn luyện không ngừng nghỉ, Tiền Hồng Diễm trở thành vận động viên bơi lội tiềm năng, ngôi sao sáng đại diện cho Trung Quốc tham dự các kì thi thể thao dành cho người khuyết tật. Nỗ lực phi thường vượt lên số phận của Tiền Hồng Diễm khiến nhiều người ngưỡng mộ và cảm phục.

Tuy nhiên, cô gặp một cú số‌c lớn khi ông nội đột ngột qua đời ngay trước vòn‌g loại Paralympic diễn ra vào năm 2011. Điều này ảnh hưởng nhiều tới tinh thần thi đấu của Hồng Diễm và cô chỉ giành được 1 huy chương đồng, không thể bước tiếp vào vòn‌g trong.

Áp lực vì không thể làm hài lòng sự kỳ vọng của người hâm mộ, Tiền Hồng Diễm đã trở về quê nhà của mình. Bản thân cô thừa nhận rằng việc n‌ổi tiếng quá sớm đem đến cho mình nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo không ít áp lực.

Sau 3 năm điều chỉnh lại tâm trạng, tháng 9/2014, “cô bé bóng rổ” đã quay trở lại và giành chức vô địch tại Paralympic 2014 ở hạng mục bơi ếch 100m. Khi được hỏi nguyên nhân khiến cô yêu thích và quyết định gắn bó với bơi lội, Hồng Diễm cho biết: “Sau giờ học, các bạn khác có thể chạy nhảy vui đùa, còn tôi thì không. Thế nhưng lúc ở dưới bể bơi thì tôi với mọi người đều giống như nhau, và đây chính là nguyên nhân khiến tôi thích bơi lội.”

Trải qua 20 năm nỗ lực bền bỉ và gặt hái được nhiều giải thưởng danh giá trong bơi lội, đến năm 2019, “cô bé bóng rổ” đã giải nghệ và nuôi ước mơ trở thành huấn luyện viên giúp đỡ nhiều vận động viên khuyết tật khác.

LEAVE A REPLY