Nhu cầu nhậu nhẹt, uống bia rượu rất lớn nên cứ mở quán là khách nườm nượp.
” Thực sự mà nói, trong nhiều năm qua, tôi chưa thấy nghề nào mà dễ ‘khởi nghiệp’ hơn nghề kinh doanh quán nhậu. Vì nhu cầu nhậu ở ta quá lớn. Rượu bia lại đóng thuế quá ít. Còn gì thuận lợi, dễ kiếm tiền hơn?
Về mặt bằng, chỉ cần thuê một căn mặt tiền 4-5m, rồi bày bàn ghế lấn chiếm cả đoạn phố, có ai xử lý đâu? Vì đi đâu tôi cũng thấy cảnh này. Có lẽ vì dễ thế nên rất nhiều người có tiền là mở quán. Nhưng thời thế đã thay đổi rồi.
Các chủ quán nhậu nên xem lại mô hình kinh doanh trước khi đổ lỗi cho việc đo nồng độ cồn. Cơ quan chức năng triển khai đo nồng độ cồn căng như vậy là hoàn toàn hợp lý, thích đáng.
Ở nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, người dân rất sợ việc uống rượu bia rồi lái xe, vì pháp luật chế tài rất kinh khủng. Còn ở ta, thì ngược lại. Đây là lúc pháp luật cần phải làm mạnh với vấn đề này. Uống rượu bia rồi lái xe, đó không phải là chuyện vui đùa nữa, số liệu tử vong, tai nạn liên quan đến rượu bia đã thể hiện quá rõ”.
Độc giả Vinh Nguyễn nêu quan điểm như trên sau bài viết Đổ lỗi vì nồng độ cồn nên quán nhậu ế khách. Bài viết trước, tác giả nêu thực trạng ế ẩm của nhiều quán nhậu hiện nay. Trong đó có việc doanh thu giảm sâu vì vắng khách đến uống bia, do lo ngại bị thổi nồng độ cồn.
Ngoài nguyên nhân trên, độc giả Đình cho rằng một phần bị ảnh hưởng bởi tình trạng người dân thắt lưng buộc bụng:
“Người thất nghiệp nhiều, buôn bán mọi lĩnh vực ế ẩm, doanh nghiệp phá sản hay hoạt động cầm chừng… là nguyên nhân chính buộc người dân phải thắt lưng buộc bụng, nên việc ra ngoài ăn và nhậu giảm mạnh là hiển nhiên.
Cái kỳ lạ và khó hiểu là nồng độ cồn trong máu theo quy định của ta hiện nay là không hợp lý tí nào với rất nhiều người dân, giờ uống một ngụm bia thôi (khoảng 1/10-15 lượng bia trong lon) là có thể bị phạt rồi.
Tôi tin rằng, nam giới từ 18 tuổi trở lên, uống hết 1 lon bia 330ml thì không thể nào mất lý trí, say xỉn, ngay cả đối với người uống bia lần đầu. Tôi ủng hộ việc tước bằng lái vĩnh viễn, thậm chí tù giam cho những ai say xỉn lái xe, nhưng cần phải có thực nghiệm chứng minh nồng độ cồn trong máu là bao nhiêu khiến con người mất tỉnh táo… thì quy định ai vi phạm ngưỡng đó là phạt thật nặng. Bên cạnh đó, cần làm ngay là tăng mạnh thuế đánh vào rượu, bia và thuốc lá”.
Quay lại vấn đề, độc giả Binh Huynh đặt câu hỏi: “Sao cứ phải nhậu mới được? Chúng ta nên thay đổi thói quen, dùng đúng nghĩa của cụm từ ‘dùng cơm thân mật’ khi giao lưu, họp mặt bạn bè có phải tốt hơn. Tỉnh táo nói chuyện, bàn bạc công việc vẫn chuẩn hơn chứ.
Còn đã xác định nhậu thì nên có người chở, tôi cũng là người nhậu, thậm chí ‘đô” cũng ‘không phải dạng vừa’, nhưng không ai nói hay được là nhậu rồi mình còn tĩnh táo, tùy độ tuổi, thể trạng, tâm trạng, đồ ăn, thức uống… lúc lúc đó, nên mọi rủi ro đều có nguy cơ xảy ra; thú thật, nhiều lúc hôm sau tỉnh lại mới thấy sợ những gì đã diễn ra hôm trước, nhất là chạy xe về đến nhà”.
Độc giả Duy Khang bày tỏ: “Tôi rất ủng hộ bất kỳ biện pháp thiết thực nào giúp cho dân mình bỏ bớt thói quen ăn nhậu vô độ, thiếu chừng mực. Bởi lẽ chưa bao giờ, và không bao giờ, có một điều gì tốt đẹp đến sau một cuộc ăn nhậu ‘bí tỉ, quắc cần câu’ cả.
Còn các nơi đang kinh doanh gắn với ăn nhậu, hãy tự thay đổi chính mình, linh hoạt vận động. Đó là con đường duy nhất để tự cứu lấy mình. Than vãn chưa bao giờ là giải pháp cho bất kỳ khó khăn nào”.
Nhân viên quán nhậu quát tháo khi tôi dừng xe trước cửa
‘Chỗ người ta buôn bán mà đem xe đến để chình ình”, nhóm nhân viên quán nhậu nói với tôi.
Xe bị tắt máy giữa đường nên tôi phải dắt bộ quãng dài. Vì mệt nên tôi dắt xe lên vỉa hè. Đoạn vỉa hè này bị các quán ăn, quán nhậu chiếm dụng để làm chỗ giữ xe cho khách.
Khi tôi dắt xe lên lề thì một nhóm nhân viên quán nhậu chạy ra và quát: Đây là “lãnh thổ” của quán này, đem xe đi chỗ khác. Tôi trả lời: Vỉa hè nào là của quán, chiếm dụng vỉa hè, làm sai rồi còn quát tháo.
Một nhân viên lớn tiếng: “Làm sai chỗ nào? Chiếm dụng chỗ nào? Anh nên nhớ quán này tồn tại bao nhiêu năm rồi nha, chứ không phải mới mở quán ngày hôm nay. Nếu quán chiếm dụng vỉa hè, làm sai, tại sao nó vẫn tồn tại nhiều năm, địa phương có ai phạt gì đâu? Anh thử để cái bàn bán vé số hay hàng rong ngay đây đi, có người xuống ‘hốt’ liền đó chứ. Anh đem xe đi chỗ khác đi, không nói nhiều nữa, chỗ người ta buôn bán mà đem xe đến để chình ình”.
‘Hàng quán mặt tiền phải có chỗ để xe máy trong nhà’
Vỉa hè đang bị chiếm dụng làm chỗ buôn bán, giữ xe máy cho các cửa hàng mặt phố.
Thái độ của nhóm nhân viên quán ăn này như muốn ăn tươi, nuốt sống tôi vậy. Tới đây tôi cũng bí lời, bởi như họ nói, nếu họ làm sai thì chính quyền sẽ làm việc ngay với họ. Và thực tế là vậy, gánh hàng rong để vỉa hè, một cái bàn nhỏ bán vé số… khu vực tôi là địa phương cho xe tải tới dẹp ngay.
Nhưng tại sao những quán cà phê, quán nhậu, nhà hàng… lấn chiếm hết vỉa hè, thậm chí cả lòng đường mà vẫn tồn tại nhiều năm trời, gây cản trở lưu thông và nhất là người đi bộ, phải đi xuống lòng đường nguy hiểm vô cùng.
Có người nói rằng, hàng quán họ đóng thuế cho địa phương nên họ kinh doanh hợp lệ? Còn gánh hàng rong, vé số không đóng thuế cho địa phương nên phải bị dẹp, tịch thu phương tiện kinh doanh.
Vậy ai đúng, ai sai như trường hợp tôi kể trên? Khi nào thành phố mới đưa lề đường, vỉa hè vào đúng quy định của luật pháp? Địa phương mà để kinh doanh lấn chiếm vỉa hè, có khi cả lòng đường, có bị phạt, kỷ luật không?
Những chủ nhà ‘công phu’ lắp cọc cấm đỗ xe dưới lòng đường
Lòng đường là của chung, đâu phải của riêng mà các chủ nhà thích thì trưng biển, lắp cọc cấm đỗ xe?
Nhiều người dân sửa nhà mà không xin phép là bị phạt ngay, buộc dừng sửa chữa cho tới khi có giấy phép.
Còn vỉa hè, lề đường, lòng đường bị chiếm dụng kinh doanh quy mô thì tồn tại theo thời gian. Tôi so sánh hai khía cạnh khác nhau bởi sửa toilet trong nhà là kín đáo còn bị phát hiện nhanh chóng, nói gì tới kinh doanh lấn chiếm lòng, lề đường, hay xây dựng hàng trăm biệt thự không phép mà địa phương không hay biết?
Lấn chiếm lòng, lề đường kinh doanh sai luật mà còn lớn tiếng “lãnh thổ” của họ, thì khi đề án thu phí sử dụng vỉa hè, lề đường được chấp thuận, thì lại liệu có thể là “vỉa hè, lề đường là tài sản riêng hợp pháp, bất khả xâm phạm? Những người dân bước vào “tài sản riêng hợp pháp” đó có bị hành hung, đe dọa tính mạng không?
Tôi không dám liều ngồi nhậu ở vỉa hè
Bạn bè rủ đi nhậu, đi ăn, tôi sẽ từ chối dự nếu biết quán bày bàn ghế trên vỉa hè.
Vừa qua, tôi đi du lịch Thái Lan. Sân bay của họ rộng lớn nhưng chật kín du khách, các trung tâm mua sắm đông nghẹt người. Vậy mà trung tâm mua sắm nào của họ cũng rộng mênh mông và gian hàng bán sản phẩm nhiều vô kể, lòng lề đường quy hoạch chỉnh chu cho kinh doanh.
Tôi đoán cả chục ngàn người Việt đang mua sắm tại đây mùa hè này: từ quần áo, giày dép, bánh kẹo cho tới nữ trang, mỹ phẩm cao cấp. Nhìn chỉ riêng du khách Việt chi tiền mua sắm thả ga, không tiếc tiền tại Thái Lan, tôi cảm thấy xót cho các trung tâm mua sắm tại nước nhà. Thái Lan họ cũng cho sử dụng một phần vỉa hè kinh doanh nhưng rất chỉnh chu, sạch sẽ và người bán rất hiếu khách và lịch sự.