Con trai lương tháng 20 triệu đồng nhưng biếu bố mẹ 600 nghìn cũng hậm hực: Câu chuyện nên đọc để tránh con cái về sau bất hiếu

0
169

Sự nuôi dạy sai cách sẽ tạo nên những đứa trẻ vô ơn.

Bà Trương (Thiểm Tây, Trung Quốc) năm nay gần 70 tuổi. Vợ chồng bà có một cậu con trai và đã dành cả đời để nuôi dạy cậu con này, cố gắng cho con nhiều tiền tiêu vặt, đáp ứng nhu cầu vật chất của con trai. Cả hai rất tự hào về con, đi đâu cũng khoe: “Các nhà khác đẻ nhiều con chưa chắc đã bằng nhà tôi chỉ có 1 đứa. Nó tốt nghiệp đại học danh tiếng, vừa ra trường lương đã 6000 NDT (khoảng 20 triệu đồng)”.

Tuy nhiên chỉ một thời gian sau, từ tự hào, vợ chồng bà Trương chuyển sang trách cứ con. “Tôi đã nuôi phải 1 thằng con vô ơn rồi, đi làm lương 6000 NDT mà có 200 NDT (hơn 600 nghìn đồng) cũng không nỡ cho bố mẹ. Lương hưu của chúng tôi chỉ đủ sống, muốn xin con thêm 200 NDT để mua thêm 1 ít đồ nhưng nó hậm hực, nhất quyết không cho”.

Con trai lương tháng 20 triệu đồng nhưng biếu bố mẹ 600 nghìn cũng hậm hực: Câu chuyện nên đọc để tránh con cái về sau bất hiếu  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Vì sao ông bà Trương dồn hết tâm sức cho con, nhưng con lại không hiếu thảo? Một người hàng xóm kể rằng, khi con trai lên thành phố học, ông bà Trương thường nhờ anh gửi tiền và đồ ăn lên cho con mỗi khi anh có việc lên thành phố.

“Trông cậu ta chau chuốt, bảnh bao lắm, chẳng có gì giống đứa trẻ lớn lên từ nông thôn. Mỗi lần nhận được tiền, cậu ta chẳng hề cảm ơn tôi đã cầm giúp, hoặc gửi lời cảm ơn, hỏi thăm bố mẹ ở quê mà chỉ hỏi “Mỗi thế này thôi à?”. Về sau tôi bực quá nên không giúp nữa”, anh này kể lại.

Cũng theo lời người hàng xóm, mỗi dịp Tết Nguyên đán, cậu con trai nhà họ Trương cũng thường xuyên vắng nhà, chỉ tập trung tụ tập với bạn bè. Sau khi tốt nghiệp, cậu ta chưa từng đưa cho bố mẹ 1 xu.

Thực tế, những đứa trẻ được chiều chuộng quá mức đến ích kỷ như vậy, dù lương được 6000 NDT hay 60.000 NDT thì cũng không muốn biếu tặng bố mẹ 1 đồng. Suy cho cùng, sự ích kỷ của con trai ông bà Trương cũng xuất phát từ chính cách sai lầm của bố mẹ. Vì chỉ có một cậu con trai duy nhất nên cả hai đã chiều chuộng, cho con tất cả mọi thứ mình có.Sau này khi hai vợ chồng tuổi già, không còn kiếm được nhiều tiền nữa, con họ vẫn quen nếp sinh hoạt hoang phí và trách cứ bố mẹ cung cấp tiền ít. Khi cha mẹ đang cho con cái quá nhiều của cải, vật chất rồi lại không cho được mức đó nữa, nhiều đứa trẻ sẽ nghĩ cha mẹ đang… “nợ” mình. Chúng không nghĩ đến cha mẹ trước đó đối xử tốt với mình thế nào mà chỉ nghĩ bố mẹ đang đối xử tệ bạc với mình!

Con cái dù xuất sắc đến mấy mà không biết ơn, thì cha mẹ đã giáo dục thất bại. Trong mắt người ngoài, con trai bà Trương là một cậu bé nhà quê, đỗ đại học, tìm được việc lương cao, quả thật rất giỏi. Tuy nhiên, cậu ta lại không biết ơn, đây quả thực là một sự thất bại trong giáo dục!

Đôi khi con cái không phải không thể phụng dưỡng cha mẹ mà là không muốn phụng dưỡng. Chúng được chiều chuộng quá mức nên sinh ra ích kỷ, không nghĩ đến cha mẹ đã vất vả thế nào để nuôi dưỡng mình nên người. Vậy nên, từ câu chuyện của gia đình họ Trương, cha mẹ cần rút kinh nghiệm: Yêu thương, nhưng đừng chiều chuộng sinh hư!

LEAVE A REPLY