Bé gái 7 tuổi sốt cao luôn miệng nói cặp sách bị hỏng, mẹ mở ra khóc òa, quyết định ly hôn ngay

0
210

Sự giàu có lớn nhất mà cha mẹ có thể ban cho con cái không phải là để chúng ăn ngon mặc đẹp mà là cung cấp cho con một môi trường yêu thương. Nhưng yêu cầu tưởng chừng không khó để hoàn thành này lại là điều xa xỉ với một số đứa trẻ.

Một người mẹ đã kể lại kinh nghiệm của mình sau khi tái hôn trên diễn đàn làm mẹ, cô mong rằng cha mẹ đi tìm hạnh phúc mới nhưng cũng đừng quên cảm xúc của con mình, bởi vì con gái cô chính là một trong những đứa trẻ tổn thương.

Con gái cô năm nay 7 tuổi. Cách đây hai năm, vợ chồng cô ly hôn vì bất đồng quan điểm, Sau đó cô quyết định đưa con gái đến một tòa nhà không xa nhà cũ sinh sống, cũng tiện để chồng cũ có thể qua lại hỏi han, chăm sóc con. Tuy nhiên, từ khi chồng cũ có gia đình mới thì việc chăm sóc, ghé nhà thăm con cũng thưa dần.

Thương con thiếu vắng tình thương của bố, cô quyết định không tái hôn. Nhưng người tính không bằng trời tính, trong một bữa tiệc công ty chiêu đãi đối tác, cô gặp một người đàn ông và nhanh chóng bị thu hút bởi sự lịch thiệp của đối phương. Một thời gian, cô kết hôn, con gái vẫn ở với mẹ và bố dượng. Người chồng sau đối với con gái riêng của vợ không xa không gần, miễn là đứa trẻ ngoan thì anh ta cũng không phiền trách gì. Hằng ngày anh ta đều đưa đón cô bé đi học về, chăm sóc bé khi mẹ bận công việc về muộn. Còn người mẹ luôn nói với con rằng đừng làm mẹ buồn, hãy nghe lời bố dượng vì bố là người tốt…

hình ảnh

Sau khi tái hôn hôn, cô nhận thấy tính cách của con gái đã thay đổi rất nhiều, con gái vốn thường lạc quan, vui vẻ và rất thích cười, nay lại luôn cau có và mất hẳn nụ cười. Cô đã cố gắng cung cấp cho con một môi trường yêu thương, có cha mẹ đầy đủ. Một thời gian sau, người mẹ lại mang thai, con gái biết tin thì lặng lẽ hơn. Người mẹ cảm thấy con gái cần thời gian để thích nghi nên cũng không để ý lắm. Con gái vẫn sinh hoạt bình thường, những bữa ăn vội vã rồi rúc vào phòng.

Nhưng một tối nọ, con gái đột nhiên sốt cao, chồng thì chưa về, mẹ vội vàng đưa con đến bệnh viện.

Trong suốt quá trình này, con gái liên tục nói mê về điều gì đó. Người mẹ cúi xuống gần hơn và phát hiện ra rằng những gì con gái mình vừa nói là chiếc cặp sách đã bị hỏng.

Khi con gái hết sốt thì cũng là lúc chồng cũ nhận được tin nhắn, vào bệnh viện chăm con. Người mẹ trở về nhà lấy thêm đồ. Tò mò vì lời nói mớ của con, người mẹ mở cặp sách của con gái thì thấy chiếc cặp còn nguyên vẹn, không bị hư hại gì. Nhưng trong đó có một xấp giấy chi chít chữ của con gái. Người mẹ suýt nữa thì ngất khi thấy những dòng như “ông ta đánh tôi vì tôi đổ sữa trên xe”, “hôm nay mẹ về muộn, tôi muốn thức chờ mẹ nhưng ông ta đã xô ngã tôi”, “sáng nay tôi đi chậm nên ông ấy đã nắm đầu tôi kéo lên xe”, “ông ấy dọa sẽ đuổi tôi ra khỏi nhà nếu tôi nói gì với mẹ”…..

Điều này khiến người mẹ mất kiểm soát cảm xúc. Dù đang mang thai nhưng ngay lập tức cô nghĩ đến việc ly hôn ngay lập tức. Đứt gánh giữa đường còn hơn phải để con gái chịu cảnh này. Chồng cũ của cô dù là một người chồng tồi nhưng chưa bao giờ đối xử tệ với con gái. Thế mà cô lại để một người đàn ông không phải là cha ruột đứa trẻ ở gần con mình, khiến con mình tổn thương. Chuyện xảy ra với cô bé thật xót xa, không ai nghĩ rằng người cha dượng trông hiền lành, nhân hậu lại là một kẻ thâm độc như vậy. Trước mặt người khác, anh ta tỏ ra tử tế, đối xử tốt với con riêng của vợ. Nhưng khi chỉ có 2 người, anh ta đe dọa bé gái, thậm chí còn nói rằng nếu đứa trẻ mách gì với mẹ nó thì cả 2 mẹ con đều sẽ không nhận được điều gì tốt lành. Đứa trẻ 7 tuổi chỉ có thể nuốt lấy đắng cay trong lòng, bởi vì cô bé nhận thấy người đàn ông kia vẫn đối xử tốt với mẹ. Và mẹ cũng cười nhiều hơn khi có gia đình mới, cô bé luôn muốn mẹ được hạnh phúc. Mọi uất ức, đứa trẻ chỉ có thể viết ra giấy và nhét sâu vào ba lô của mình, vì ở nơi ấy sẽ không có ai ngó ngàng tới.

hình ảnh

Người mẹ đã chia sẻ câ chuyện này và cho biết hiện tại 3 mẹ con vẫn ổn. Cô đã sinh ra đứa con thứ hai và dọn về nhà bố mẹ đẻ ở. Cô cũng đã ly hôn người chồng sau. Mới đầu anh ta còn năn nỉ, van xin và cho rằng có hiểu lầm nhưng người mẹ chọn cách đứng về phía con gái mình. Hàng thàng anh ta vẫn chu cấp và có quyền đến thăm con của mình theo giờ giấc, địa điểm ấn định, nhưng tuyệt đối không được gặp con gái riêng của vợ. Cô bé cũng đã vui vẻ hơn khi về sống với ông bà, là một người chị yêu thương em hết mực. Có lẽ cũng đã sớm quên đi những điều không vui khi ở với cha dượng.

Nếu cha mẹ mâu thuẫn với nhau, liệu họ có nên miễn cưỡng duy trì gia đình vì con cái không?  Đa phần đều nghĩ không nên lấy trẻ em làm cái cớ. Lớn lên trong môi trường thiếu tình yêu thương sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến sự trưởng thành của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ phải chú ý một điều. Nếu tái hôn, họ phải chú ý hơn đến cảm xúc của con mình, nếu không có thể dẫn đến một sai lầm lớn. Hành vi của người mẹ cho thấy bà vẫn rất yêu thương con gái nhưng vì bận bịu và ít giao tiếp với con nên con gái đã phải chịu nhiều đau khổ.
Có thể có người thắc mắc, tại sao con gái không chủ động nói với mẹ? Tôi nghĩ có lẽ cha dượng đã đe dọa cô không được nói cho mẹ biết, nếu không sẽ càng bị đối xử thô lỗ hơn.

Những hành vi bạo lực có thể làm tổn thương trẻ con như thế nào?

1. Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ

Theo các cuộc điều tra, trẻ em bị bạo lực gia đình thời thơ ấu đều bị xếp ở mức kém về khả năng học tập, chỉ số IQ, khả năng vận động thị giác và trí nhớ. Thậm chí, DNA của một số trẻ sẽ thay đổi, già hơn khoảng 7 đến 10 tuổi so với các bạn cùng lứa tuổi.

2. Dẫn đến khuynh hướng bạo lực ở trẻ em

Cha mẹ là tấm gương của con cái, và những hành vi nào mà cha mẹ làm đều có khả năng khiến con cái bắt chước và học theo. Vì vậy, nếu cha mẹ luôn đối xử thô bạo với con cái, chúng sẽ lầm tưởng rằng đây là cách tốt nhất để giải quyết mối quan hệ giữa con người với nhau.

3. Khiến con bị trầm cảm

Bệnh trầm cảm hiện nay đang ngày càng đến gần với chúng ta, nếu không cẩn thận, mỗi chúng ta có thể trở thành một bệnh nhân trầm cảm. Tất nhiên, điều này cũng bao gồm cả trẻ em. Khi cha mẹ luôn dùng bạo lực để đối xử với con cái, rất có thể trẻ sẽ chối bỏ hoàn toàn bản thân, và cuối cùng chứng tỏ bản thân một cách cực đoan. Trẻ em bị trầm cảm có xu hướng tự hành hạ bản thân, kết thúc cuộc đời là lựa chọn cuối cùng của chúng.

hình ảnh

Để cho con một môi trường yêu thương, người lớn nên dành thời gian mỗi ngày để trò chuyện với con, để hiểu con đã làm gì trong ngày này, con gặp phải điều gì, có khó khăn hay nghi ngờ gì không, sau đó cùng con phân tích vấn đề và hướng dẫn con giải quyết vấn đề. Chỉ có như vậy, con cái mới cảm nhận được sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ và sống lạc quan mỗi ngày.

Các con rất cần một gia đình trọn vẹn, nhưng nếu không thể ở bên nhau, cha mẹ cũng phải cho con biết rằng mối quan hệ huyết thống của họ với con cái không bao giờ có thể xóa bỏ được. Dù cha mẹ có ở đâu thì cha mẹ vẫn là cha mẹ của con.

LEAVE A REPLY