Chảo hỏng lớp chống dính đừng vội vứt đi: Lấy thứ này xát lên, chảo cũ thành chảo mới, chiên rán không sợ nát

0
1045

Bạn có thể dùng cách sau đây để dùng chiếc chảo chống dính cũ thêm một thời gian nữa.

Nồi, xoong, chảo chống dính nấu ăn hiện nay đều phủ một lớp chống dính là Teflon, còn được gọi là polytetrafluoroethylene hay PTFE. Đây là một chất trong suốt được phát minh một cách tình cờ vào năm 1938 để dùng trong quân sự. Nhưng đến năm 1951 Teflon đã được sử dụng để phủ lên xoong và chảo kim loại, tạo thành một bề mặt trơn tuột như sáp, dễ lau chùi hơn, mang lại sự tiện lợi rất lớn cho việc nấu nướng.

Lớp phủ trên chảo chống dính nếu đạt tiêu chuẩn chất lượng trên vật dụng nấu ăn bằng kim loại không phải là một vấn đề nguy hiểm. Ngay cả khi lớp chống dính này bị bong tróc, chúng ta ăn phải những mảnh Teflon nhỏ thì nó cũng sẽ được đào thải ra ngoài qua đường bài tiết hậu môn. Nhưng nếu nấu ăn khi chảo quá nóng lại là vấn đề khác. Các nhà khoa học cũng khuyến cáo không nên sử dụng một chiếc nồi, chảo chống dính trong thời gian quá lâu, chỉ nên dùng tối đa trong 2-3 năm.

chao-chong-dinhHãy áp dụng mẹo đơn giản dưới đây, đảm bảo 100% các món không hề vỡ nát dù lớp chảo chống dính đã bị hư:

Bước 1: Bắc chiếc chảo không chống dính lên bếp, làm khô và nóng chảo, kiểm tra bằng cách đổ vào đó một thìa nước, thấy nước sôi lên rồi khô đi là đạt.

Bước 2: Đổ dầu ăn hoặc mỡ vào chảo, đợi dầu sôi sủi bọt lên.

Bước 3: Đổ trứng hoặc đồ ăn như cá… vào chảo bắt đầu rán.

Lưu ý: Miếng cá của bạn phải được lau khô, không còn dính nước, nếu dính nước khi rán cá sẽ bị bắn dầu.

Mẹo biến chảo thường, chảo chống dính cũ thành chảo chống dính mới

Dùng khoai tây

– Vật liệu chuẩn bị:

+ 1 củ khoai tây.

+ Muối ăn.

– Cách thực hiện:

Bước 1: Bạn đem 1 củ khoai tây gọt vỏ rồi rửa sạch và cắt đôi.

Bước 2: Đầu tiên, bạn dùng phủ muối vào bề mặt củ khoai tây rồi chà vào mặt chảo để loại bỏ các vết gỉ sét do thức ăn tạo nên. Sao đó, bạn dùng nửa củ khoai tây còn lại chà mạnh tay lên đáy chảo hoặc các vị trí chảo bị bong tróc lớp chống dính.

Bước 3: Rửa lại chảo bằng nước sạch và lau khô.

Dùng dầu ăn

– Vật liệu chuẩn bị:

+ Dầu ăn.

– Cách thực hiện:

Bước 1: Bạn rửa sạch chảo rồi đặt lên bếp, sau đó đổ dầu và láng khắp mặt chảo đợi dầu sôi.

Bước 2: Sau khi dầu sôi, bạn đổ hết đầu trong chảo và thêm dầu lạnh vào. Như vậy là bạn đã có một chiếc chảo chống dịch vô cùng hiệu quả rồi.

Dùng giấm

– Vật liệu chuẩn bị:

+ Giấm ăn.

+ 1 miếng bọt biển sạch.

+ Dầu ăn.

– Cách thực hiện:

Bước 1: Bạn rửa sạch và làm khô chảo, sau đó đặt lên bếp và thêm giấm ăn vào rồi bật bếp để làm nóng chảo.

Bước 2: Dùng một miếng bọt biển sạch rồi nhúng với giấm trong chảo và tiến hành chà vài lần xung quanh mặt chảo.
Bước 3: Bạn tắt bếp và đổ toàn bộ lượng giấm trong chảo đi rồi rửa lại bằng nước sạch.

Bước 4: Tiếp tục đặt chảo lên bếp và bật bếp cho đến khi khô chảo rồi đổ 1 lượng dầu vừa đủ tráng đều mặt chảo, đợi 2 – 3 phút cho dầu sôi rồi tắt bếp chờ chảo nguội và đổ lượng dầu trong chảo đi.

Bước 5: Sau khi đổ dầu, bạn rửa chảo bằng nước sạch rồi sử dụng như bình thường.

Dùng dầu dừa và muối

– Vật liệu chuẩn bị:

+ Dầu dừa.

+ Muối.

+ Khăn giấy.

– Cách thực hiện:

Bước 1: Bạn đổ dầu dừa vào chảo rồi đun nóng và láng đều dầu khắp mặt chảo.

Bước 2: Để dầu sôi trong vòng 2 – 3 phút, bạn đổ hết lượng dầu trong chảo đi và phủ kín mặt chảo bằng một lớp muối.

Bước 3: Dùng khăn giấy chà muối trên bề mặt chảo vài lần và dùng một tờ khăn giấy khác để loại sạch hoàn toàn lượng dầu và muối còn sót lại trên chảo.

Lớp chống dính khi sử dụng lâu có gây độc hại không?

Theo khuyến cáo của chuyên gia ẩm thực, chảo chống dính sử dụng lâu ngày có thể gây ngộ độc, nhất là loại chảo không rõ nguồn gốc được bày bán trên thị trường. Đa số các loại chảo chống dính đều trang bị chất chống dính Teflon vì:

Phân hủy ở nhiệt độ cao 300 – 400 độ C, nhưng nhiệt độ nấu ăn cao nhất chỉ khoảng 250 độ C.

Không hấp thụ vào cơ thể, nếu có hấp thụ thì sẽ được đào thải ra ngoài.Tuy nhiên, sử dụng lâu lớp chống dính lẫn keo bám dính sẽ bong tróc, không đạt tiêu chuẩn là phần gây độc hại cho sức khỏe với các triệu chứng khó thở, tức ngực,… nếu dùng thường xuyên. Vì vậy, bạn không nên sử dụng chảo đã quá cũ có lớp chống dính bong tróc nhiều.

Chảo chống dính sử dụng bao lâu thì nên thay mới?

Sau khoảng thời gian sử dụng, chảo chống dính đã không còn tốt như mới và chất lượng cũng giảm theo, dễ sinh ra các chất độc hại khi sử dụng. Nếu bạn thấy lòng chảo đã bị trầy xước hoặc sát dính thức ăn, thì tốt nhất bạn nên thay mới để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Đồng thời, thời gian sử dụng chảo chống dính tốt nhất là:

3 – 6 tháng: Với chảo thông thường.

2 – 3 năm: Dành cho chảo cao cấp.

Một số lưu ý khi sử dụng chảo chống dính

– Cho dầu ăn vào chảo trước khi chảo nóng:

Bởi lớp phủ chống dính của chảo thường rất dễ bong tróc ở nhiệt độ cao nên thay vì chờ chảo nóng mới cho dầu như các loại chảo thường thì bạn nên làm ngược lại để bảo vệ lớp chống dính bám lâu hơn và tăng độ bền cho chảo nhé!

– Nấu ở nhiệt độ thấp hoặc trung bình:

Chảo chống dính được phủ đa dạng các lớp chống dính như: Teflon, ceramic, vân đá hoa cương, kim cương,.. nên có mức chịu nhiệt khác nhau. Chất keo của lớp chống dính rất dễ phân hủy ở nhiệt độ cao.

Thế nên, khi sử dụng chảo chống dính bạn hãy chọn mức nhiệt độ thấp hoặc trung bình, lửa cháy ở trung tâm đáy chảo, không cháy trên thành chảo. Đồng thời, người dùng cũng cần dựa vào chất liệu lớp chống dính của sản phẩm để chọn mức nhiệt cho thích hợp.

– Chỉ nên sử dụng lượng dầu vừa đủ:

Vì chảo đã được trang bị lớp chống dính nên việc thêm nhiều dầu vào chảo là điều hoàn toàn không cần thiết, điều này vừa gây lãng phí dầu, vừa không tốt cho sức khỏe mà còn làm mặt chảo chống dính chịu một lượng nhiệt lớn hơn khiến độ bền bị giảm đáng kể.

– Không để chảo tiếp xúc mạnh với các vật dụng bằng kim loại:

Đây là điều mà bạn cần hạn chế tối đa vì kim loại khi cọ sát với bề mặt chảo có thể khiến lớp chống dính bị bong tróc, trầy xước. Vì vậy, bạn nên hạn sử dụng các vật dụng bằng kim loại như: kẹp gắp, đũa kim loại,… để gắp thức ăn và có thể thay thế bằng các vật dụng được làm từ gỗ.

– Không cọ rửa chảo chống dính bằng miếng chùi nhôm:

Người dùng miếng chùi nhôm để cọ rửa các vết bẩn dính chơi chảo chống dính thì sẽ làm chảo bị trầy xước và bong lớp chống dính. Tốt nhất, bạn hãy sử dụng xơ mướp, miếng bọt biển hoặc khăn mềm để vệ sinh.

Cách này không chỉ giúp bảo vệ lớp chống dính của chảo được bền lâu, mà còn nấu ăn không tạo ra chất độc hại gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Diễn viên Miпh Cúc: Tôi khôпg пgại ‘trơ mặt’ xin thêm cảпh quay, vai diễn

“Mình cứ xin, 5 lần 7 lượt xin thì cũng có vài lần phù hợp, đạo diễn sẽ cho nhân vật của mình xuất hiện”, Minh Cúc chia sẻ.

Nữ diễn viên Minh Cúc thường xuyên xuất hiện với những vai phụ, là ô-sin, giúp việc hoặc người lao động lam lũ trên màn ảnh nhỏ. Tuy chỉ đảm nhiệm những vai phụ, ít “đất diễn” nhưng Minh Cúc vẫn để lại ấn tượng sâu sắc cho khán giả.

– Dường như Minh Cúc rất hợp với vai ô-sin, người lao động chân tay. Từ “Hương vị tình thân”, “Cuộc đời vẫn đẹp sao” đến “Cuộc chiến không giới tuyến”, chị đều nhận vai dạng này?

Đó có lẽ là thế mạnh của tôi. Từ trước đến nay tôi luôn muốn được làm vai diễn nào đó không quá đơn thuần, không phải những vai tính cách một màu, các vai diễn của tôi cứ phải “hâm hâm” một tí.

Có lẽ vì thế nên khán giả đã bắt đầu quen với kiểu “hâm hâm”, gây cười của tôi. Nhưng tôi nghĩ mỗi vai diễn cho dù có hoàn cảnh khá giống nhau nhưng vẫn để lại những cảm nhận riêng cho khán giả.

Ví dụ như vai ô-sin trong Hương vị tình thân khiến khán giả yêu mến, vai Bình trong Cuộc đời vẫn đẹp sao vừa đáng yêu lại vừa đáng ghét, vai ô-sin Sú của Cuộc chiến không giới tuyến lại lạnh lùng, bí ẩn khiến khán giả sợ.

– Chị thường đảm nhiệm các vai phụ nhưng lại có khá nhiều đất diễn và vai nào cũng để lại ấn tượng mạnh cho khán giả, bí quyết là gì vậy?

Nói là “bí quyết” thì hơi to tát, thật ra chỉ là do tôi yêu nghề thôi. Tôi rất thích những vai ngắn nhưng được phát triển thêm, thậm chí là cả những vai còn không có trong kịch bản.

Thú thực, khi tổ chức sản xuất phim gọi tôi đi làm phim Cuộc chiến không giới tuyến, mọi người cũng nói rằng vai này ngắn lắm. Thậm chí, trước đó vai này là dành cho diễn viên nam nhưng sau đó đạo diễn Danh Dũng lại đổi thành diễn viên nữ và để tôi diễn.

Tôi nghĩ vai của mình chỉ kéo dài vài tập hoặc một ít cảnh quay mà thôi. Nhưng rồi trong quá trình quay, dù cảnh quay đó không có tôi, tôi vẫn ở bên cạnh xem mọi người diễn, cảm thấy đoạn nào phù hợp tôi sẽ xin đạo diễn cho nhân vật của mình xuất hiện.

Tôi không ngại “trơ mặt” đi xin thêm cảnh quay hay xin vai diễn đâu. Mình cứ xin, 5 lần 7 lượt xin thì cũng có vài lần phù hợp, đạo diễn sẽ cho nhân vật của mình xuất hiện. Cũng may mắn là tôi thường được giao những vai có tính cách đặc biệt nên dễ gây ấn tượng với khán giả.

"Tôi không ngại “trơ mặt” đi xin thêm cảnh quay hay xin vai diễn".

Căn phòng 12m2 đầy khăn sữa, xi-lanh

Để nhìn toàn diện về một người nghệ sĩ, nếu chỉ thấy khoảnh khắc họ tỏa sáng trên sân khấu có lẽ là chưa đủ. Đôi khi, những giây phút trước khi ánh đèn sân khấu được bật lên mới là khoảnh khắc người nghệ sĩ sống chân thực nhất, bản lĩnh nhất.

Minh Cúc là diễn viên của Nhà hát Tuổi trẻ, chị quen thuộc với khán giả qua những vai diễn tính cách, nổi loạn như Xinh cờ bạc trong Về nhà đi con hay Sâm osin của Hương vị tình thân. Mới đây nhất, Minh Cúc vào vai nữ phượt thủ “quái tính”, nổi loạn của phim điện ảnh 578: Phát đạn của kẻ điên.

Ngay cả trong những vở kịch trên sân khấu, Minh Cúc cũng thường được giao các vai nhí nhảnh hoặc độc ác. Những vai diễn của Minh Cúc hoàn toàn trái ngược với cuộc sống và sự nhẫn nại mà chị dành cho đứa con bé bỏng của mình. Đời thực xót xa của Sâm osin: Ngày chăm con bại não, tối ăn vội chạy show - 1

LEAVE A REPLY