Đột quỵ hay xảy ra vào sáng sớm: Dừng ngay thói quen này để chặn đứng nguy cơ

0
209

Bác sĩ Phương khuyên, sau khi tỉnh giấc mọi người nên dành một ít phút cho cơ thể quen dần với trạng thái mới và hoàn toàn tỉnh táo trước khi bước ra khỏi giường.

Căn bệnh trên giường xuống đất

Trường hợp của bà Nguyễn Thị Mùi – sinh năm 1954, Long Biên, Hà Nội được người nhà đưa vào bệnh viện trong tình trạng liệt, uống nước không vào, cấm khẩu.

Theo người nhà của bà Mùi, buổi sáng bà ngủ phòng riêng ở tầng hai. Con cháu dậy đi học, đi làm không thấy bà mọi người nghĩ bà dậy sớm đi chợ nên không ai để ý. Đến 8h sáng khi giúp việc lên phòng dọn dẹp phát hiện bà nằm ngã trong phòng ngủ.

May mắn, bà được đưa đến bệnh viện kịp thời, các bác sĩ sử dụng biện pháp tiêu sợi huyết nên bà Mùi được cứu sống. Sau khi được cứu, bà bị liệt bán thân và hiện vẫn đang thực hiện điều trị phục hồi chức năng tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội.

Cấp cứu bệnh nhân đột quỵ

Tại trung tâm Phục Hồi chức năng, Bệnh viện Bạch Mai cũng tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị đột quỵ sau khi cứu sống họ đều bị di chứng liệt không đi lại được, nói ngọng.

Ông Bùi Văn Hán – Thường Tín, Hà Nội đang tập đi, giọng nói ngọng khó nghe. Vợ ông kể, sáng ngủ dậy mới bước chân từ trên giường xuống đất ông đã bị choáng váng, tay chân liệt. Bà cho chồng nằm lên giường, đưa sữa không uống được nên đã gọi cháu sang đưa đi cấp cứu. May mắn đến sớn nên ông cứu được nhưng khó tránh biến chứng.

Đột quỵ có 2 thể diễn biến do nhồi máu não (tắc mạch) làm ngừng trệ dòng máu lên nuôi não, hoặc chảy máu não (vỡ mạch) làm cho máu trong lòng mạch thoát ra bên ngoài tràn vào mô não phá hủy và chép ép mô não. Đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao.

Theo nghiên cứu đánh giá của các bác sĩ khoa cấp cứu Bệnh viện Trung ương quân đội 108, trong số gần 4000 bệnh nhân cấp cứu tại Bệnh viện trong vòng hai năm 2016, 2017 thì có tới hơn 62% bệnh nhân đột quỵ xảy ra vào thời gian buổi sáng từ 5h đến 8h.

Hai lý do bệnh hay xảy ra

Bác sĩ Nguyễn Văn Phương – Khoa Cấp cứu – Bệnh viện trung ương quân đội 108 cho biết, lý do bệnh đột quỵ hay xảy ra vào buổi sáng là do thay đổi hormone và huyết áp của người bệnh. Khi thức dậy vào buổi sáng, cơ thể sẽ chuyển từ tư thế đang nằm sang tư thế vận động, làm thay đổi nồng độ các hormon.

Các hormon này gây ra hai tình trạng, thứ nhất là tăng nhịp tim và tăng huyết áp, thứ hai là làm tăng trương lực của động mạch. Thông thường, huyết áp của cơ thể xuống mức thấp nhất vào lúc khoảng 3 giờ sáng, sau đó tăng dần lên và tăng nhanh lúc thức dậy và buổi sáng.

Khi bạn thức dậy, cơ thể bạn tiết ra adrenaline và các hormon gây căng thẳng khác, làm tăng áp lực máu và nhu cầu cung cấp oxy. Sau một đêm, cơ thể mất đi một lượng nước tương đối lớn, máu như vậy sẽ trở nên cô đặc hơn, tim phải làm việc vất vả để bơm đẩy máu đi.

Khi tăng huyết áp sẽ tăng nhu cầu oxy cho cơ tim, làm cho cơ tim không được ổn định do chênh lệch huyết áp, tăng nguy cơ tổn thương các mảng xơ vữa động mạch, làm cho các mảng xơ vữa này sẽ bị rách ra, vỡ, bong, lúc này chúng sẽ kích hoạt tiểu cầu gây ra huyết khối gây tắc mạch não gây đột quỵ thiếu máu não cấp.

Cũng theo bác sĩ Phương, lý do thứ 2 liên quan đến đột quỵ buổi sáng là do lượng nitric oxit thấp vào lúc ngủ dậy. Nitric oxit (gọi tắt là NO) có vai trò quan trọng trong việc cầm máu, nó tham gia vào hầu hết quá trình sinh học trong cơ thể như sự thức tỉnh, chức năng sinh dục, cảm giác đau, hài lòng, điều tiết máu và chất dinh dưỡng nuôi cơ thể…

Sự hoạt động của NO có vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa, mở rộng mạch máu tăng dòng chảy đưa oxy và các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể, nó còn là yếu tố quan trọng quyết định đến việc bị đột quỵ, tiểu đường…

Quá trình tiêu thụ NO vào ban đêm là lớn nhất nên khi sáng sớm thức dậy cơ thể con người thường thiếu NO nên cũng dẫn đến nguyên nhân bị đột quỵ vào sáng sớm.

Bệnh đột quỵ hoàn toàn có thể dự phòng bởi các yếu tố nguy cơ là điều then chốt cho việc dự phòng đột quỵ. Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não bao gồm: tăng huyết áp, rung nhĩ, rối loạn chuyển hóa mỡ, đái tháo đường, bệnh van tim, suy tim, hút thuốc lá,…

Dấu hiệu của cơn đột quỵ sắp đến là nhức đầu dữ dội, đột ngột, chóng mặt, ù tai, choáng váng.

Chân tay tê liệt, cầm đồ không chắc, chân đi không vững, nhặt vật dụng khó khan. Rối loạn ngôn ngữ: nói khó, nói ngọng, mọi người không hiểu được bệnh nhân nói gì.

Bệnh nhân có cảm giác như kim châm, kiến đốt ở đầu chi tay, chân, một nửa bên trên người. Xuất hiện những “khoảng vắng”: thỉnh thoảng bệnh nhân như mất hẳn sự kiểm soát của chính mình. Đang nói bỗng mất ngang trong giây lát mới lại tiếp tục được câu chuyện. Để rơi vật dụng trong tay mà không biết để rồi vài giây sau mới sực nhớ ra và nhặt lên.

Đột nhiên mất định hướng trong vài phút, vài giờ. Thoáng quên, thoáng điếc, mất định hướng về không gian và thời gian. Cảm giác như có ruồi bay trước mắt, mất thị lực hoàn toàn hoặc một phần.

Để phòng đột quỵ lúc sáng sớm bác sĩ Phương khuyên, sau khi tỉnh giấc mọi người nên dành một ít phút cho cơ thể quen dần với trạng thái mới và hoàn toàn tỉnh táo trước khi bước ra khỏi giường.

Có thể nằm trên giường và thực hiện một vài động tác “khởi động”, nhẹ nhàng duỗi chân duỗi tay, xoa mặt… Với những người có tiền sử bệnh tim mạch thì lại càng cần lưu ý hơn mỗi sang

Buổi tối trước khi đi ngủ, nên uống một ly nước ấm, như vậy vừa tạo điều kiện kích thích cơn buồn ngủ, vừa tránh tình trạng khô háo vào sáng hôm sau, làm giảm độ keo nhớt của máu, giảm bớt áp lực lên tim.

“Ngọc Hoàng” Quốc Khánh 61 tuổi vẫn độc thân: Bất ngờ chỉ số về kết hôn nam thay đổi rất nhiều so với nữ

Câu chuyện của nghệ sĩ Quốc Khánh là vấn đề chung mà nhiều người đang đối mặt.

Nghệ sĩ Quốc Khánh sinh năm 1962 tại Hà Nội, là đàn anh lớn tuổi trong top danh hài phía Bắc. Sau hơn 40 năm làm nghề, NSƯT Quốc Khánh được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân (NSND) lần thứ 10, theo quyết định 724/QĐ-CTN do Chủ tịch nước ký ngày 22/6/2023.
“Tôi chọn cuộc sống tự do nên không lấy vợ”

Năm nay, NSND Quốc Khánh đã 61 tuổi. Tuy nhiên, anh vẫn chọn cuộc sống độc thân. Hiện anh vẫn sống trong căn nhà nhỏ mà gia đình anh từng quây quần, dù căn phòng riêng của anh chỉ rộng 10m2, mọi vật dụng trong phòng đều phải thiết kế mỏng dẹt nhất có thể cho phù hợp.

Nói về cuộc sống độc thân, Quốc Khánh từng thổ lộ: “Tôi lựa chọn cuộc sống tự do nên không lấy vợ. Vì lấy vợ thì ngoài tình yêu thương, còn có cả những điều ràng buộc trách nhiệm nữa.

Cũng may trông tôi thế này thôi chứ chưa bao giờ đau ốm phải nằm viện. Cũng chưa bao giờ phải uống một viên kháng sinh vào người. Nhưng chẳng ai nói hay được, đến lúc mình ốm thì chẳng biết thế nào.

Tôi cũng nghĩ rồi, xác định rồi. Có thể bây giờ mình thấy thỏa mái sung sướng với cuộc sống tự do, nhưng về sau mình khổ. Cái gì cũng có 2 mặt của nó. Ở giữa ngã 3 đường, tôi muốn chọn con đường nào? Chọn cuộc sống vợ con hạnh phúc ràng buộc, hay chọn cuộc sống tự do cô đơn?

Bây giờ mình chọn cuộc sống tự do, thì sau này phải chịu cảnh về già đau đớn không ai chăm sóc”.
Ngày càng có nhiều người “ngại” kết hôn

Từ chuyện của NSND Quốc Khánh, nhìn rộng ra về một thực trạng: hiện nay, thanh niên tại nhiều quốc gia Châu Á có xu hướng lựa chọn cuộc sống độc thân, không màng đến chuyện hôn nhân, sinh con cái.

Tại Việt Nam, vào tháng 4 năm 2020, Tổng cục Thống kê đã cho ra mắt cuốn “Kết quả chủ yếu Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình”. Tại đây, những số liệu về độ tuổi kết hôn trung bình đã được thống kê đầy đủ và chi tiết.

Sau 21 năm kể từ 1999, tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam đã tăng thêm 2,5 năm trong khi của nữ chỉ tăng 0,6 năm. Điều này chứng tỏ nam giới ngày càng có xu hướng kết hôn muộn hơn so với nữ giới.

Đa số những người trẻ hiện nay sợ kết hôn vì sợ mất tự do và lo thêm nhiều trách nhiệm, lo lắng về việc nuôi dạy con cái… Bên cạnh đó, một số bộ phận có quan niệm muốn dành thời gian để phát triển sự nghiệp. Một số người cho biết họ không hứng thú với chuyện yêu đương, hẹn hò hay phải dành thời gian cho một người xa lạ. Thay vào đó, những người trẻ này muốn được thoải mái tận hưởng cuộc sống theo cách mình muốn, có nhiều thời gian hơn để chăm sóc cho bản thân. Hầu hết tất cả đều cảm thấy rất ổn khi chỉ sống một mình.
Kết hôn chưa chắc hạnh phúc – Độc thân cũng vậy

Kết hôn ràng buộc hai người bởi tình cảm và trách nhiệm. Độc thân thì tự do nhưng đổi lại phải tự sắp xếp cuộc sống khi về già.

Kết hôn hay không là quyền lựa chọn và là cuộc sống của mỗi người. Sẽ không thể có câu trả lời chính xác cho câu hỏi liệu sống độc thân có phải là quyết định sai lầm hay không. Bởi, người đã kết hôn có khi cũng nhanh chóng phải hối hận, người sống độc thân chưa chắc là phải có kết cục cô đơn cả đời.

Con người rất dễ thay đổi. Những người khăng khăng muốn độc thân hôm nay có thể bất ngờ bước vào cuộc hôn nhân hạnh phúc khi gặp đúng người, còn những người đã kết hôn lại có thể bắt đầu theo đuổi một cuộc sống khác vào một ngày nào đó.

Điều quan trọng nhất mà một người nên làm, dù đã kết hôn hay chưa đó là sống tốt cho hiện tại thay vì lo lắng vào chuyện tương lai không chắc chắn.

LEAVE A REPLY